Ký kết biên bản ghi nhớ về đào tạo lao động giữa Sở LĐ – TB & XH và một số doanh nghiệp.
(HBĐT) - Ngày 25/1, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị công bố quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh giai đoạn 2011 – 2020 và tiếp xúc với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp về nhu cầu đào tạo nghề năm 2013. Đồng chí Bùi Văn Cửu – Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT – XH của tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 300/QĐ – UBND phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh giai đoạn 2011 – 2020 với các nội dung: phát triển nhân lực phải phù hợp, đồng bộ với chiến lược, quy hoạch phát triển KT – XH của toàn tỉnh, của từng ngành, địa phương và phát huy hiệu quả của các cơ sở dạy nghề hiện có; Coi việc nâng cao chất lượng nhân lực là nhân tố quan trọng để hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức và tổ chức thực hiện trên 3 mặt: đào tạo, sử dụng và phát triển nhân lực; Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề rộng khắp, đa dạng các hình thức dạy nghề, tạo điều kiện để người lao động, thanh niên, nông dân, người dân tộc thiểu số học nghề, tạo việc làm, lập nghiệp; Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dạy nghề, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường lao động và tiến bộ kỹ thuật, công nghệ; Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư cho dạy nghề, phát triển cơ sở dạy nghề tư thục và cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
Tại hội nghị các nhà đầu tư, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ sở đào tạo của tỉnh đã có sự trao đổi, tăng cường hợp tác đồng thời tổng hợp, thu thập nhiều ý kiến về nhu cầu nhân lực lao động của các nhà đầu tư, doanh nghiệp đào tạo nghề.
Để Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh sớm được triển khai và thực hiện có hiệu quả, đồng chí Phó Chủ tịch TTUBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền thay đổi nhận thức về học nghề của toàn dân; Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo do ngành, địa phương quản lý thực hiện rà soát, đánh giá các điều kiện tổ chức đào tạo, chương trình và kế hoạch phát triển đào tạo, đổi mới môi dung, chương trình, phương pháp học và chủ động tổ chức xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành các cơ chế, quy định nhằm gắn kết cơ sở đào tạo với doanh nghiệp; Thông tin về dự báo nhu cầu nhân lực của Trung ương, địa phương, doanh nghiệp để xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo phù hợp; Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động xây dựng kế hoạch quản lý và phát triển nhân lực của đơn vị mình.
Bùi Minh
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg ngày 15/1/2013 quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập.
(HBĐT) - Ngày 22/1, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Hội Khuyến học huyện Tân Lạc tổ chức trao 25 suất học bổng của Quỹ học bổng Mai Vàng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập của trường tiểu học, THCS xã Ngòi Hoa. Mỗi suất học bổng trị giá 500.000 đồng.
(HBĐT) - Vậy là sau một chặng đường khá dài, cuối tháng 12/2012, Hang Kia, xã của đồng bào Mông (Mai Châu) đã có đủ các điều kiện để công nhận đạt chuẩn PCGD THCS. Như vậy là cách sau mốc tỉnh được Bộ GD&ĐT công nhận đạt chuẩn là 9 năm. Tuy nhiên, dẫu là muộn màng nhưng kết quả đạt được hôm nay của Hang Kia cũng cần được ghi nhận bởi nền tảng và điều kiện của xã vùng cao này không giống với nhiều xã khác của Mai Châu...
(HBĐT) - Không còn cảnh trèo đèo, lội suối tới trường. Giờ đây, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) trên địa bàn tỉnh đã trở thành mái nhà chung, là ngưỡng cửa mở ra “chân trời mới” đầy tương lai tươi sáng, một hành trang kiến thức chắp cánh cho những ước mơ của các em học sinh người dân tộc thuộc các xã vùng sâu, xa, cao, đặc biệt khó khăn.
(HBĐT) - Trung tuần tháng 1/2013 tại TTGDTX tỉnh, Sở GD&ĐT đã tổ chức kỳ thi học viên giỏi giải toán trên máy tính cầm tay chương trình GDTX cấp THPT tỉnh năm học 2012-2013. Tham gia kỳ thi có 32 thí sinh của các TTGDTX tỉnh ta; trong đó, có 11 thí sinh nữ, 5 thí sinh người dân tộc thiểu số và có 2 thí sinh là học viên lớp 11.
(HBĐT) - Gia đình chị Vũ Thị Tám, xóm Hải Phong, xã Bắc Phong (Cao Phong) thuộc diện khó khăn. Chồng mất sớm, mọi việc gia đình, nuôi 3 con ăn học đặt lên đôi vai gầy yếu của chị. Chị Tám cho biết: Thu nhập chính của gia đình chỉ trông chờ vào 6.000 m2 đất vừa trồng mía, lúa và làm màu nên việc xoay sở để có tiền cho con đến trường càng trở nên khó khăn hơn theo từng bậc học của chúng. Hết ngày mùa vụ, hễ có ai thuê việc gì chị cũng đi làm để kiểm ngày công trên dưới 100.000 đồng trang trải cho sinh hoạt hàng ngày.