Một tiết học vi tính của các em học sinh trường PTDTNT Cao Phong.
(HBĐT) - Không còn cảnh trèo đèo, lội suối tới trường. Giờ đây, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) trên địa bàn tỉnh đã trở thành mái nhà chung, là ngưỡng cửa mở ra “chân trời mới” đầy tương lai tươi sáng, một hành trang kiến thức chắp cánh cho những ước mơ của các em học sinh người dân tộc thuộc các xã vùng sâu, xa, cao, đặc biệt khó khăn.
Em Phùng Triệu Thương, học sinh lớp 6A trường PTDTNT Cao Phong, người dân tộc Dao xã Bắc Phong (Cao Phong), vẫn nhớ như in ngày rời xa gia đình để đến học tại trường PTDTNT huyện Cao Phong. Em tâm sự: “Nhà em bố làm bộ đội đóng quân tại tỉnh Lai Châu thỉnh thoảng mới về thăm nhà. Mẹ ở nhà làm ruộng, gia đình có hai chị em. Trước đây, học tiểu học tuy nhà chỉ cách trường 2 km nhưng đi lại khó khăn. Ở nhà, ngoài việc học em còn phải phụ giúp mẹ công việc nhà, trông em nên học hành có lúc bị xao nhãng. Em mới lên trường PTDTNT Cao Phong học được mấy tháng, thời gian đầu lên đây học cũng thấy buồn, nhớ nhà, nhớ mẹ và em. Tuy nhiên, được các thầy, cô giáo ở đây chăm sóc, chỉ bảo tận tình từ cách ăn, mặc, vệ sinh cá nhân, đặc biệt là học tập nên nỗi buồn cũng vơi đi. Đáp lại những tình cảm đó, em sẽ cố gắng chăm ngoan, học thật giỏi để có được kết quả cao, đáp lại niềm mong mỏi của thầy, cô giáo ở trường cũng như gia đình”. Ở chung một mái trường, xa gia đình đó là thực tế chung của 200 em học sinh trường PTDTNT Cao Phong. Với các em, thầy, cô giáo tại đây không chỉ truyền thụ cho kiến thức mà còn là chỗ dựa tinh thần để các em với đi nỗi nhớ nhà và cố gắng học tập thật tốt.
Để đạt được kết quả này, theo thầy giáo Nguyễn Chí Chung, Hiệu trưởng trường PTDTNT Cao Phong, thời gian gần đây, nhà trường luôn duy trì ổn định 8 lớp với 200 học sinh, trong đó có 177 em người dân tộc Mường, 17 em dân tộc Dao, 1 em dân tộc Tày…Đồng Thời luôn giữ vững tiêu chí trường học đạt chuẩn quốc gia, nhất là tiêu chí về chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ giáo viên. Chất lượng giáo dục hai mặt, tỷ lệ học sinh khá, giỏi về học lực luôn đạt 60,5% - 65%; có 95% số học sinh có hạnh kiểm xếp loại khá và tốt. Trong công tác giáo dục dân tộc và đời sống nội trú, nhà trường luôn gắn kết chặt chẽ giữa dạy chữ với rèn người; tổ chức thực hiện nhiều chuyên đề như giáo dục và chăm sóc sức khỏe vị thành niên; công tác vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh nội trú. Nhà trường cũng tổ chức tốt công tác nuôi dạy học sinh nội trú, bảo đảm đủ tiêu chuẩn, đúng định lượng quy định; 100% học sinh được khám- chữa bệnh định kỳ và được mua BHYT…
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 11 trường PTDTNT, trong đó có một trường PTDTNT tỉnh, 8 trường PTDTNT huyện và 2 trường PTDTNT liên xã. Tổng số học sinh theo học tại các trường PTDTNT tỉnh, huyện, liên xã là 2.515 học sinh, trong đó có 2.364 học sinh dân tộc. Thời gian qua, công tác giáo dục dân tộc trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trong đó, năm học 2011-2012, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp của học sinh đạt 100%. Để đạt được kết quả đó là do ngành GD&ĐT tỉnh đã tổ chức mô hình nuôi dạy học sinh đạt hiệu quả cao cũng như thường xuyên nhận được sự quan tâm của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Ngoài việc tạo thuận lợi về cơ sở vật chất, việc được ở nội trú tại trường tạo điều kiện cho các em được giao lưu nhiều cũng như tổ chức nếp sống văn minh, hoàn thiện các kỹ năng ứng xử như ăn, uống, ngủ, nghỉ; học sinh có nhiều thời gian đầu tư cho việc học và các hoạt động tập thể, tăng khả năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Qua đó, nhận thức về xã hội, pháp luật có nhiều chuyển biến tích cực, mô hình nuôi, dạy thực sự đã thu hút, hấp dẫn học sinh. Thông qua các hoạt động tập trung tại trường, học sinh dần thay đổi nhận thức và đổi mới trong tập quán sinh hoạt. Bên cạnh đó, ngành GD&ĐT tỉnh cũng triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý nhà trường theo mục tiêu chất lượng với các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với các đối tượng học sinh cụ thể. Đồng thời, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp với đối tượng học sinh cũng được coi trọng. Các trường đã tổ chức phân tích kết quả kiểm tra, qua đó giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy, giúp học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong học tập. Từ đó, các cấp quản lý điều chỉnh, bổ sung công tác chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời…
Mặc dù công tác giáo dục dân tộc tại tỉnh những năm gần đây có nhiều thay đổi nhưng bên cạnh đó vẫn còn có nhiều khó khăn cần giải quyết như chất lượng giáo dục còn chưa đồng đều, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay, nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn do trình độ nhận thức của học sinh còn hạn chế, đời sống kinh tế còn nhiều hạn chế; việc phân luồng học sinh THCS và giáo dục hướng nghiệp chưa hiệu quả. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tuy đã được đầu tư xây dựng nhưng nhiều đơn vị, trường học vẫn còn thiếu đất, nhà đa năng, sân chơi, bãi tập, thiếu phòng học bộ môn, phòng thiết bị, phòng thí nghiệm… nên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục; một số đơn vị, trường học vùng khó khăn thiếu nước sinh hoạt và công trình vệ sinh chưa bảo đảm; năng lực một số cán bộ quản lý, giáo viên người dân tộc còn hạn chế…Đặc biệt, hiện nay, khó khăn nhất đối với các em học sinh học tại các trường PTDTNT là “đầu ra”. Năm học vừa qua, cả tỉnh có 422 em tốt nghiệp các trường PTDTNT tuyến huyện (bậc THCS), trong khi đó chỉ có khoảng 80 học sinh vào học tại trường PTDTNT tuyến tỉnh, Trung ương, còn lại các em học sinh khác phải học ở các trường THPT tuyến huyện hoặc học bổ túc tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên và học nghề. Chính vì vậy sẽ gây ra khó khăn cho các em ở các xã vùng sâu, xa, cao, đặc biệt khó khăn, nhất là các gia đình nghèo khi cho con theo học. Điển hình tại huyện Cao Phong, trong năm học vừa qua, trường PTDTNT huyện có 50 em tốt nghiệp nhưng chỉ có khoảng 9 em thi đỗ vào trường PTDTNT tỉnh. Điều đáng nói có những em trong số học tại trường THPT cấp huyện thuộc các xã vùng 135 hoặc là những gia đình kinh tế còn khó khăn. Vì vậy, các khoản đóng học, đi lại là vấn đề đáng quan tâm.
Hoàng Hùng (CTV)
(HBĐT) - Trung tuần tháng 1/2013, ngành GD&ĐT đã tổ chức Hội thi giáo viên mầm non dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2012-2013. Tham gia hội thi có 80 thí sinh là giáo viên dạy lớp 3-4 tuổi; vừa đoạt giải tại các hội thi cấp trường, cấp huyện, thành phố.
(HBĐT) - Vừa qua, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức tặng 116 chiếc áo ấm mùa đông cho học sinh trường tiểu học Đồng Nghê (Đà Bắc). Tham gia đoàn có lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh, Hội Khuyến học và Phòng GD&ĐT huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Trung tuần tháng 1/2013, Sở GD&ĐT đã có quyết định chọn năm 2013 và năm 2014 là “Năm giáo dục vùng khó khăn” với mục tiêu: nâng cao chất lượng GD toàn diện vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh. Phạm vi thực hiện là các đơn vị, trường học, cơ sở GD thuộc các xã vùng khó khăn, vùng ĐBKK của tỉnh
(HBĐT) - Sáng 18/1, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Viễn thông Hòa Bình tổ chức trao học bổng “VNPT- chắp cánh tài năng Việt” cho 20 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi tại huyện Kim Bôi. Mỗi suất học bổng trị giá 500.000 đồng.
(HBĐT)- Vừa qua, tại trụ sở UBND xã Thống Nhất, Chi đoàn Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hòa Bình phối hợp với Tập đoàn khách sạn Mường Thanh (Hà Nội), Đoàn xã Thống Nhất tổ chức trao quà và học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt trên địa bàn xã.
(HBĐT) - Sáng ngày 16/1, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến sơ kết học kỳ I, triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2012-2013 với sự tham gia của 14 điểm cầu trong toàn ngành. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Tới dự còn có lãnh đạo Hội khuyến học tỉnh và đại diện Văn phòng Tỉnh uỷ.