Tủ sách Trung tâm HTCĐ xã Vĩnh Tiến được trang bị nhiều đầu sách KH-KT, kiến thức đời sống tạo điều kiện cho người dân tìm hiểu, nghiên cứu.
(HBĐT) - Xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) cách trung tâm huyện 10 km, nằm ngay bên đường 12B. Xã có diện tích trên 1.700 ha, gần 1.600 hộ với trên 6.200 nhân khẩu. Điều kiện phát triển kinh tế của xã chủ yếu là làm nông nghiệp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã còn cao.
Từ khi mô hình Trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) được triển khai ở xã đã từng bước đưa kiến thức KH-KT đến với người dân, giúp nông dân làm kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy phong trào xây dựng xã hội học tập được nhân dân hưởng ứng tích cực.
Chị Đinh Thị Huệ, Thường trực Trung tâm HTCĐ xã cho biết: Trung tâm được thành lập từ năm 2004, đến nay đã có gần 10 năm hoạt động. Những năm qua, Trung tâm luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền xã, Phòng GD&ĐT huyện, từ đó đề ra định hướng hoạt động phù hợp, hiệu quả. Trung tâm đã xây dựng được đội ngũ hướng dẫn viên 22 người có kinh nghiệm, nhiều người đã xây dựng thành công các mô hình kinh tế, luôn nhiệt tình hướng dẫn, trao đổi, chia sẻ với các học viên để cùng nhau phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng ngay trên đồng đất quê mình.
Với hình thức hoạt động phong phú, đa dạng vừa có các lớp giáo dục huấn luyện, thông tin tư vấn, vừa xây dựng các chuyên đề phát triển cộng đồng nhằm trang bị kiến thức văn hóa, KH-KT cho người dân, hàng năm, Trung tâm xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng lĩnh vực, rà soát, tổng hợp nhu cầu học tập của người dân để tổ chức mở lớp. Chị Đinh Thị Huệ chia sẻ: Là giáo viên chuyển sang làm cán bộ Trung tâm HTCĐ, qua thời gian công tác, có điều kiện đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn chị luôn trăn trở trước nhu cầu học tập, trang bị kiến thức KH-KT của người dân. Đời sống của nhân dân thấp, mô hình kinh tế thôn, bản không theo quy mô, trình tự, cây trồng, vật nuôi chủ yếu theo phương thức nhỏ lẻ, hiệu quả không cao. Điều đó thôi thúc chị phải năng động, tích cực hơn trong việc tìm tòi, kết nối với các cơ sở dạy nghề đưa các mô hình hay, mở được nhiều lớp học theo nhu cầu học tập của người dân nhằm thúc đẩy hoạt động của Trung tâm sôi nổi, đồng thời giúp bà con có kiến thức phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, thu nhập. Trung tâm xây dựng tủ sách trang bị nhiều đầu sách trong các lĩnh vực KH-KT, kiến thức đời sống làm cẩm nang cho người dân trong học tập, nghiên cứu; xây dựng hệ thống lớp học gồm 10 CLB phát triển cộng đồng với 35 nhóm thành viên. Năm 2012, Trung tâm thành lập thêm 2 CLB với 6 nhóm thành viên là CLB văn hóa nghệ thuật gồm các nhóm văn hóa dân gian, nhạc cụ dân tộc, nghệ thuật sân khấu; VH-TT NCT xã gồm các nhóm CLB thể dục dưỡng sinh, bóng chuyền hơi, văn hóa, văn nghệ.
Từ năm 2009-2012, cùng với nguồn kinh phí Nhà nước hỗ trợ mỗi năm 25 triệu đồng, Trung tâm đã huy động nguồn vốn từ các trung tâm dạy nghề, hiệp hội, công ty, cá nhân hỗ trợ trên 135 triệu đồng tổ chức các hoạt động. Trong 4 năm qua, Trung tâm đã triển khai được gần 100 chuyên đề thuộc các lĩnh vực cho trên 8.000 lượt người tham gia. Các chuyên đề mang tính thực tiễn cao, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân nên được nhân dân hưởng ứng tích cực như các lớp học nghề hàn, chổi chít, phổ biến kiến thức chăn nuôi, trồng trọt. Cùng với đó, phong trào văn hóa, văn nghệ được Trung tâm thường xuyên tổ chức tạo không khí tươi vui, gắn kết các thành viên, học viên. Riêng trong năm 2012, Trung tâm đã tổ chức 30 hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - văn nghệ, hội thi, hội diễn giao lưu giữa các thôn, bản. Nhiều năm liền, Trung tâm đạt giải cao trong các hội thi như giải nhất hội thi chủ nhiệm CLB phát triển cộng đồng giỏi cấp huyện năm 2009, giải nhì hội thi chủ nhiệm CLB phát triển cộng đồng giỏi cấp tỉnh năm 2010, giải nhất báo cáo viên giỏi cấp huyện và tỉnh năm 2012. Tiểu phẩm của Trung tâm tham dự hội nghị biểu dương dòng họ khuyến học, gia đình hiếu học, cộng đồng khuyến học tỉnh năm 2012 đạt giải xuất sắc...
Với phương châm “Dân cần gì học đấy, học tập liên tục, học tập suốt đời, một lớp học với nhiều mục tiêu học”, thông qua các hình thức học tập giúp người dân dễ tiếp cận, dễ hiểu, Trung tâm HTCĐ xã Vĩnh Tiến đã tạo được sự tin tưởng của người dân, được ví như trường đại học gần gũi của nông dân. Từ mô hình hoạt động của Trung tâm đã thúc đẩy phong trào xây dựng xã hội học tập của xã đạt hiệu quả thiết thực, mọi người, mọi nhà cùng tham gia học tập vì mục tiêu nâng cao kiến thức, hiểu biết trong các lĩnh vực đời sống.
Vũ Hà
(HBĐT) - Ngày 4/3, Đảng ủy - Ban giám hiệu Trường Quân sự tỉnh đã phối hợp với phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố và trường THCS Hòa Bình (xã Hòa Bình - thành phố Hòa Bình) tổ chức tặng quà cho 3 học sinh nghèo vượt khó hưởng ứng phong trào “Góc học tập tình thương 100 đồng” do Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh phát động.
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, chiều 28/2, Lễ trao phần thưởng cho những sinh viên quốc tế có thành tích xuất sắc trong học tập đã diễn ra tại Tòa nhà chính quyền bang New South Wales.
(HBĐT) - Phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc vừa tổ chức Hội thi giao lưu học sinh giỏi lớp 5 cấp huyện năm học 2012-2013. Đã có 283 em từ 25 trường tiểu học trên địa bàn đã về dự. Tại hội thi, các em được thi một trong 2 môn (toán, tiếng Việt) và thi năng khiếu (văn nghệ, kéo co).
Sau 24 năm ra đời, hệ thống các trường ngoài công lập từ phổ thông đến đại học tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Nếu không có những chính sách hợp lý, hướng điều chỉnh kịp thời, hệ thống các trường này sẽ khủng hoảng.
Sau khi nhận phản ánh về việc do chưa có thông tư liên tịch hướng dẫn về chi hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em vùng khó nên địa phương gặp khó khăn khi thực hiện, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các Vụ, Cục liên quan khẩn trương rà soát để sớm ban hành.
Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ GD-ĐT vừa đưa ra thông báo công khai thủ tục phê duyệt Chương trình Liên kết đào tạo với nước ngoài tại Bộ GD-ĐT. Với việc công khai này, các cơ sở đào tạo sẽ được thuận tiện hơn khi làm hồ sơ xin cấp phép.