Bộ GD-ĐT đang khẩn trương rà soát để sớm ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn về chi hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ vùng khó.

Bộ GD-ĐT đang khẩn trương rà soát để sớm ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn về chi hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ vùng khó.

Sau khi nhận phản ánh về việc do chưa có thông tư liên tịch hướng dẫn về chi hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em vùng khó nên địa phương gặp khó khăn khi thực hiện, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các Vụ, Cục liên quan khẩn trương rà soát để sớm ban hành.

 
Trao đổi với Báo chí chiều 27/2, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho hay: “Việc soạn thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định 60 của TTCP đến nay cơ bản đã hoàn tất theo quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ trưởng, các Cục, Vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT đã phối hợp với các Bộ/Ngành liên quan khẩn trương rà soát lại các nội dung, chủ yếu là các vấn đề về mặt kỹ thuật để thông tư hướng dẫn được ban hành trong thời gian sớm nhất, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các cháu. ”
 
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 60/2011/QĐ-TTg quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non. Trong Quyết định này quy định chính sách đối với trẻ em và giáo viên.
 
Cụ thể, đối với trẻ em: Trẻ em mẫu giáo 5 tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015; Trẻ em mẫu giáo dân tộc rất ít người được hưởng chính sách theo quy định tại Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015.
 
Trẻ em mẫu giáo 3 và 4 tuổi có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo, các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn, hoặc cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định hoặc mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, được ngân sách nhà nước hỗ trợ 120.000 đồng/tháng và được hưởng theo thời gian học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học để duy trì bữa ăn trưa tại trường.
 
Đối với giáo viên: Giáo viên (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, dân lập được Nhà nước hỗ trợ ngân sách để các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện trả lương theo thang bảng lương giáo viên mầm non, được nâng lương theo định kỳ, được tham gia đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác như giáo viên có cùng trình độ đào tạo đang hợp đồng làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
 
Giáo viên mầm non công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non tư thục được Nhà nước hỗ trợ chi phí bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
 
Ngay sau khi có Quyết định, Bộ GD-ĐT đã khẩn trương chủ trì phối hợp với các Bộ/Ngành liên quan soạn thảo thông tư hướng dẫn và ngày 13/6/2012 bản dự thảo đã được đưa lên mạng lấy ý kiến đóng góp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do vướng mắc một số khâu “kỹ thuật” nên cho đến nay thông tư này vẫn chưa được ban hành chính thức.
 
 
                                                                        Theo Dantri
 
 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Ảnh minh họa. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Các em học sinh Lương Sơn trong giờ thi ô-lim-píc tiếng Anh cấp huyện trên In-tơ-nét năm học 2012-2013.
Ngành giáo dục huyện Lạc Sơn học tập và làm theo lời Bác với phong trào “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về tự học và sáng tạo”. Trong ảnh: Giờ học tiếng Việt của cô trò trường THCS Ngọc Sơn (Lạc Sơn).

Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 9/1/2013 phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020” với tổng kinh phí 340 tỉ đồng.

Niềm vui từ ngôi trường DTNT huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Cuối học kỳ I năm học 2012-2013, các em: Bùi Thị Thanh Tâm (lớp 8A2), Bùi Thị Thu (lớp 9A2)... có cảm giác vui mừng và hồi hộp lạ thường khi được chuyển về địa điểm mới của trường PTDT nội trú Yên Thuỷ. Ngôi trường mới to đẹp, khang trang tạo sự choáng ngợp cho mỗi em khi lần đầu bước vào đây (có tổng diện tích trên 20.000 m2). Đồng thời, các em đều cảm thấy rằng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học sinh…

PVU mở trung tâm đào tạo tự động hóa cho dầu khí

Sáng 22/2 tại Hà Nội, trường Đại học dầu khí Việt Nam (PVU) và Công ty Honeywell PTE của Hoa Kỳ đã khai trương Trung tâm đào tạo tự động hóa và điều khiển quá trình cho ngành dầu khí.

Tổng kết 5 năm thực hiện tín dụng học sinh, sinh viên

(HBĐT) - Ngày 21/2, Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm thực hiện chương trình tín dụng đối với HS-SV theo Quyết định 157/2007/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.ư, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư. Tại điểm cầu Hòa Bình, lãnh đạo Ngân hàng CSXH tỉnh, một số sở, ban, ngành trong tỉnh đã đến dự.

Tập trung nâng cao năng lực người thầy

Đây là một trong những nội dung quan trọng trong kế hoạch chương trình hành động sắp tới của Bộ GD-ĐT về quy hoạch nhân lực cho ngành sư phạm để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TW của Bộ Chính trị

(HBĐT) - Sáng ngày 20/2, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học”. Các chi, Đảng bộ thuộc ngành đã tới dự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục