Gia đình bác Bùi Mạnh Chìn luôn giáo dục con cái về ý chí phấn đấu, rèn luyện trong học hành; góp sức mình xây dựng làng bản, quê hương.
(HBĐT) - Tới thời điểm này, bà con ở xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) vẫn nhắc mãi chuyện gia đình bác Bùi Mạnh Chìn - Bùi Thị Kìn (dân tộc Mường ở xóm Đống) được UBND tỉnh tặng bằng khen về thành tích gia đình hiếu học. Là vinh dự riêng của gia đình bác Chìn nhưng nhiều gia đình nơi đây coi đây là thành tích chung của toàn xã để cùng nhìn vào phấn đấu, là sự khích lệ để mỗi hộ quan tâm sâu sát hơn đối với việc học của con em mình. Hình ảnh người phụ nữ trong trang phục dân tộc Mường, khiêm nhường lên nhận bằng khen tại Cung văn hoá tỉnh vẫn tạo được dấu ấn tốt cho nhiều người dự khán…
Ở lứa tuổi hai bác, thời buổi đó chỉ có 3 con cũng là một sự tân tiến. Hai bác nhận thức rằng, đời mình học hành mức độ nên muốn con mình cần được học hành đến nơi, đến chốn. Muốn làm người có ích cho xã hội, cho gia đình cần phải được học hành tử tế. Vì thế, suốt chặng đường dài hàng chục năm, từ khi 3 con (2 trai, 1 gái) học tiểu học, THCS đến khi vào đại học, không lúc nào bác ngơi chuyện dành cho các con sự quan tâm, động viên hợp lý. Bác tâm sự: Con nhà nông, vào mùa màng gặt hái vất vả, hai bác ít để các con vì muốn giúp bố mẹ mà xao nhãng việc học, nhất là những dịp thi học kỳ, thi tốt nghiệp. Nuôi con ăn học bằng ruộng lúa, bãi ngô; thu nhập thêm chỉ chờ vào đàn lợn, đàn gà cũng vất vả nên việc dạy dỗ, khích lệ ý chí học hành của các con là chính chứ ít có điều kiện về sách vở, học thêm nơi này, nơi khác. Khi các con đi học THPT trên thị trấn Vụ Bản, đường xa, lầy lội, nhiều khi không kịp ăn lót dạ, vất vả là thế nhưng không vì thế mà nản chí. Mỗi việc làm, mỗi câu nói, câu chuyện trao đổi, gia đình luôn có cách truyền cho con nghị lực vươn lên trong học tập. Chính vì thế, khi con trai đầu vào đại học xây dựng, hai bác coi đây là một thành công của cả gia đình, đồng thời sẽ là tấm gương, động lực lớn để hai người con đang học phổ thông noi theo. Kinh tế của gia đình bây giờ đã khấm khá hơn chứ hồi con lớn vào đại học, gánh nặng tài chính luôn là mối lo thường trực trong cuộc sống. Nhưng hai bác không bao giờ để các con phân tâm vì những mối lo đời thường đó mà giấu những lo toan vào những công việc thường ngày (cấy lúa, nuôi lợn, gà) chỉ một khao khát: các con cần phải toàn tâm, toàn ý vào việc học. Cảm kích trước mỗi quan tâm, chỉ dẫn ân cần của các bậc sinh thành, 3 người con đều luôn nỗ lực, cố gắng nỗ lực trong học tập. Năm đứa con đầu tốt nghiệp đại học và về huyện công tác cũng là lúc con thứ 2 nối tiếp anh về Hà thành dùi mài kinh sử ở trường đại học kinh tế quốc dân...
Thấm thoắt vậy mà đến nay, cả 3 con đều đã tốt nghiệp đại học, có việc làm, gia đình ổn định; trong đó, người con thứ 2 đã học xong cao học, cao cấp lý luận chính trị; con dâu, con rể cũng là cán bộ các ngành trên địa bàn. Hai bác bây giờ vui vầy bên con, bên cháu nơi quê nhà nhưng không bao giờ quên dặn dò con cháu không ngừng học tập, rèn luyện; có những đóng góp thiết thực cho quê hương (các con đều làm ở tỉnh, huyện và tại xã).
Bùi Huy
(HBĐT) - Năm 2013, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, tỉnh ta đã dành 3,74 tỉ đồng cho dự án đào tạo nghề lao động nông thôn, tập trung vào 3 nội dung chính:
(HBĐT) - Ngày 5/3, tại trường THPT 19/5 (Kim Bôi), Sở GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Hòa Bình, Ban VSTBPN ngành GD&ĐT phối hợp tổ chức kỷ niệm 103 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, 1973 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và giao lưu nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành GD&ĐT năm 2013.
(HBĐT) - Ngày 4/3, Đảng ủy - Ban giám hiệu Trường Quân sự tỉnh đã phối hợp với phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố và trường THCS Hòa Bình (xã Hòa Bình - thành phố Hòa Bình) tổ chức tặng quà cho 3 học sinh nghèo vượt khó hưởng ứng phong trào “Góc học tập tình thương 100 đồng” do Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh phát động.
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, chiều 28/2, Lễ trao phần thưởng cho những sinh viên quốc tế có thành tích xuất sắc trong học tập đã diễn ra tại Tòa nhà chính quyền bang New South Wales.
(HBĐT) - Phòng GD&ĐT huyện Tân Lạc vừa tổ chức Hội thi giao lưu học sinh giỏi lớp 5 cấp huyện năm học 2012-2013. Đã có 283 em từ 25 trường tiểu học trên địa bàn đã về dự. Tại hội thi, các em được thi một trong 2 môn (toán, tiếng Việt) và thi năng khiếu (văn nghệ, kéo co).
Sau 24 năm ra đời, hệ thống các trường ngoài công lập từ phổ thông đến đại học tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Nếu không có những chính sách hợp lý, hướng điều chỉnh kịp thời, hệ thống các trường này sẽ khủng hoảng.