Trường tiểu học Hùng Sơn (Lương Sơn) thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, văn hóa văn nghệ được học sinh tích cực hưởng ứng. Trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
(HBĐT) - Ngày 11/7/2007, Huyện ủy Lương Sơn ban hành Nghị quyết số 08-NQ/HU về “Phát triển sự nghiệp giáo dục giai đoạn 2007-2015”. Triển khai Nghị quyết, huyện đã tập trung lãnh, chỉ đạo nhằm đưa sự nghiệp giáo dục của huyện phát triển. Đến nay, sau 5 năm thực hiện, giáo dục huyện Lương Sơn đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương.
Năm học 2006 – 2007, giai đoạn đầu triển khai thực hiện Nghị quyết, toàn huyện có 70 trường, trong đó, giáo dục mầm non có 22 trường, tiểu học 23 trường, THCS 20 trường, 4 trường THPT, một trung tâm giáo dục thường xuyên, tổng số học sinh có hơn 20.000 em. Đến năm học 2011-2012, hệ thống trường lớp từ mầm non đến THPT trên địa bàn huyện có 75 trường bao gồm cả 7 xã vùng chợ Bến chuyển về từ năm 2009. 100% xã, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng. Hệ thống giáo dục trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và nhân dân. Cơ sở vật chất không ngừng được nâng lên, chất lượng đội ngũ giáo viên được củng cố, kiện toàn, công tác xây dựng tổ chức Đảng trong nhà trường được coi trọng. Toàn ngành hiện có trên 2.100 cán bộ quản lý và giáo viên. Trong đó có 335 cán bộ quản lý, 1.700 giáo viên và 82 nhân viên. Với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ số lượng, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa, huyện chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; thực hiện nghiêm túc việc đánh giá cán bộ quản lý và giáo viên theo chuẩn nhằm đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bố trí đội ngũ một cách hợp lý, phù hợp với năng lực chuyên môn và trình độ đào tạo. Bậc giáo dục tiểu học tập trung đổi mới kiểm tra, đánh giá phương pháp dạy và học trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục. Triển khai dạy học theo tài liệu tiếng Việt 1- công nghệ giáo dục tại 9 trường, dạy học theo mô hình trường học mới tại 7 trường... Bậc giáo dục THCS tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, dạy học phân hóa trên cơ sở chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông, tăng cường hoạt động dự giờ thăm lớp, sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề cho cán bộ quản lý, giáo viên về kiến thức, kỹ năng phương pháp dạy học. Khối THPT thực hiện đổi mới ứng dụng CNTT, sử dụng trang thiết bị vào giảng dạy một cách khoa học, hợp lý. Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi, học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, THCN tăng lên hàng năm, chất lượng giáo dục giữa các vùng được thu hẹp. Huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS từ năm 2003, hàng năm giữ vững kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.
Công tác đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục (thư viện, bàn ghế, thiết bị dạy học…) được tăng cường đã tạo điều kiện không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. Huyện đã đầu tư mua 46 phần mềm dạy học, 20 phần mềm quản lý thư viện, 17 trường được trang bị dụng cụ y tế, thời gian qua đã bố trí trên 1,3 tỉ đồng từ nguồn ngân sách huyện trang bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non 5 tuổi. Từ năm 2011-2012, huyện đã đầu tư xây dựng cơ bản 13 công trình (nhà hiệu bộ kết hợp phòng chức năng và một số công trình phụ trợ) với tổng mức đầu tư trên 52 tỉ đồng. Tập trung đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, trọng tâm là các trường THCS Cao Thắng, THCS Nhuận Trạch, mầm non Lâm Sơn, tiểu học Hùng Sơn. Đến nay, toàn huyện có 15 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, tăng 9,7% so với năm học 2007-2008.
Quy mô trường lớp được giữ vững và phát triển. Chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng lên. CVĐ "Hai không”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thi đua “Dạy tốt, học tốt” được thực hiện tích cực trong các nhà trường. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Hội đồng giáo dục cấp xã được củng cố, hoạt động thường xuyên, nề nếp. Các xã, thị trấn duy trì tốt quỹ khuyến học, góp phần động viên, khích lệ giáo viên dạy giỏi, học sinh học giỏi, học sinh nghèo vượt khó, hiếu học trong toàn huyện. Bên cạnh đó, huyện có chính sách hỗ trợ kinh phí cho học sinh đồng bào dân tộc Dao, Mường sinh sống tại những vùng khó khăn. Kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 08 của Huyện ủy đã tạo tiền đề quan trọng để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của huyện trong những năm tiếp theo.
Thu Hà
(HBĐT) - Sáng 26/3, tại trường PT dân tộc nội trú Cao Phong, Sở GD&ĐT, Ban chỉ đạo “Năm giáo dục vùng khó khăn” đã tổ chức hội nghị biểu dương học sinh có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện. 182 học sinh tiểu học, THCS thuộc 11 phòng GD&ĐT huyện và các trường DTNT huyện, liên xã đã về dự.
(HBĐT) - Hiện nay, Hội Khuyến học huyện Cao Phong có 30 Hội cơ sở, 164 chi hội, ban khuyến học cấp thôn, bản, trường học, 3.781 hội viên. Trong số 1.425 hộ đăng ký thực hiện phong trào xây dựng gia đình hiếu học đã có 1.270 hộ được Hội cơ sở công nhận danh hiệu gia đình hiếu học, đạt tỷ lệ 89,1%. 65 hộ trong tổng số hộ được công nhận đạt tiêu biểu.
(HBĐT) - Sáng 23/3, tại trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Sở GD&ĐT tổ chức lễ tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh năm học 2012- 2013.
(HBĐT) - Từ ngày 19 – 22/3, phòng GD&ĐT TPHB đã tổ chức Hội thi hiệu trưởng trường mầm non giỏi năm học 2012 – 2013. Tham gia hội thi có 19/19 hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn TPHB.
(HBĐT) - Những năm qua, thực hiện chủ trương xã hội hóa trong hoạt động đào tạo nghề, số cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã tăng về số lượng và đa dạng hóa các hình thức đào tạo. Toàn tỉnh hiện có 36 cơ sở đào tạo nghề, tăng 16 cơ sở so với năm 2007, có 8 cơ sở dạy nghề ngoài công lập, chiếm 22,2%.
(HBĐT) - Chiều 21/3, Đảng bộ Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị T.Ư 6 (khóa XI). Dự hội nghị có trên 80 đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc.