Nhờ tăng cường tuyên truyền, vận động, hiện nay, 100% trẻ 5 tuổi xã Pà Cò (Mai Châu) được huy động ra lớp.

Nhờ tăng cường tuyên truyền, vận động, hiện nay, 100% trẻ 5 tuổi xã Pà Cò (Mai Châu) được huy động ra lớp.

(HBĐT) - Những câu chuyện về người Mông hiến đất xây trường, dòng họ người Mông hiếu học đã không còn xa lạ đối với đồng bào dân tộc hai xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu). Sự đổi thay tích cực ấy là kết quả của những hành động thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn mà thầy và trò huyện Mai Châu đang nỗ lực thực hiện.

 

Ông Nguyễn Hữu Cường, Phó trưởng phòng GD-ĐT huyện Mai Châu cho biết: hiện trên địa bàn huyện có 68 đơn vị trường, trong đó có gần 20 trường và nhiều điểm thuộc các xã, xóm vùng đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có hơn 10 vạn học sinh, trong đó, chủ yếu là học sinh thuộc vùng dân tộc, khó khăn và hơn 12% học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đây là một trong những thách thức lớn mà ngành giáo dục huyện Mai Châu phải đối mặt. Đặc biệt, tại nhiều xã như Tân Dân, Tân Mai, Hang Kia, Pà Cò  khó khăn không chỉ dừng lại ở vật chất mà để các em học sinh đến trường, các thầy, cô giáo ở những ngôi trường này còn phải đấu tranh với những hạn chế về nhận thức, tập tục lạc hậu...

 

Xuất phát từ thực tế địa phương, thực hiện chủ trương của ngành GD&ĐT là nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn, trong những năm qua, đặc biệt là năm học  2012 - 2013, huyện Mai Châu đã đưa ra những giải pháp đồng bộ, trong đó, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đảm bảo ba đủ cho học sinh đến lớp. Xã hội hóa GD-ĐT để cộng đồng cùng chăm lo cho con em học sinh vùng khó khăn. Thực hiện tốt công tác luân chuyển giáo viên vùng thuận lợi, khó khăn nhằm giảm bớt chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các vùng.

 

Theo ông Nguyễn Hữu Cường, trong những năm gần đây, để huy động học sinh ra lớp, huyện đảm bảo thực hiện ba đủ: đủ sách vở, đủ đồ dùng học tập và đủ quần áo bằng các hình thức quyên góp ủng hộ của các thầy, cô giáo, các em học sinh bên cạnh các chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước đối với học sinh vùng khó khăn. Ngay trong năm học 2012, nhiều hoạt động ủng hộ thiết thực đã được ngành giáo dục Mai Châu phát động như “hội chợ sản phẩm tự chế” của các em học sinh nhằm quyên góp ủng hộ các bạn vùng cao, phong trào ủng hộ sách vở, quần áo, tiết kiệm một bữa sáng để ủng hộ học sinh nghèo với tổng số tiền lên đến gần 50 triệu đồng. Chính những việc làm thiết thực này đã động viên nhiều em nhỏ vượt qua hoàn cảnh khó khăn để đến trường, đặc biệt là tại các xã vùng khó khăn như: Hang Kia, Pà Cò, Phúc Sạn, Noong Luông... góp phần nâng tỷ lệ huy động ra lớp tại Mai Châu đạt trên 97%. Đồng thời, qua đó cũng đã góp phần nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân. Nhiều  gia đình đã chủ động hiến đất để xây trường, tạo thuận lợi cho học sinh đến lớp. Tiêu biểu như tại xã Hang Kia, Pà Cò, người dân đã hiến hàng trăm m2 đất để xây trường mầm non, người dân xã vùng cao Ba Khan, Pù Bin đã hiến đất để làm đường vào trường...

 

Song song với các hoạt động hỗ trợ học sinh nghèo ra lớp, ngành GD-ĐT huyện Mai Châu đã nâng cao chất lượng dạy và học tại tất cả các trường thông qua việc nâng cao chất lượng chuyên môn, đồng thời luân chuyển giáo viên có trình độ giữa các vùng khó khăn, thuận lợi. ông Nguyễn Hữu Cường cho biết: một trong những giải pháp mà ngành đặc biệt quan tâm là việc tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc và triển khai chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ 5 tuổi tiếp cận với chữ cái. Chính cách làm này đã giúp các em người dân tộc thiểu số mạnh dạn, chủ động hơn trong tiếp nhận tri thức.

 

Tuy nhiên, để giúp các em tiếp cận được kiến thức, không ít thầy, cô giáo nơi vùng cao này lại phải làm chuyến hành trình “ngược” là học tiếng của các em. Hiểu được tiếng của các em giúp các thầy, cô giáo nắm bắt được tâm tư, tình cảm của học sinh. Từ hành trình đi học tiếng bản địa ấy, nhiều cô giáo đã cùng về bản ăn ở và sinh hoạt với các em, hiểu được những khó khăn mà các em vẫn hàng ngày đối mặt và nhiều câu chuyện cảm động về tình thầy, trò đã xuất hiện như cô giáo Hà Thị Xuyên, Hiệu trưởng trường mầm non Hang Kia đã đến tận nhà cõng học sinh ra lớp, dùng tiền cá nhân để mua sách bút và quần áo cũng như chăm sóc cho từng em nhỏ để động viên các em đến trường. Thầy giáo Hà Văn Hùng, Hiệu trưởng trường PTCS Hang Kia A đã đến tận nhà cõng học sinh ra lớp, mua sách, bút để các em đến trường.

 

Trong năm học 2012, ngành GD-ĐT huyện Mai Châu đã duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục TH -CMC tại 23 xã, phổ cập giáo dục TH đúng độ tuổi tại 22 xã và hoàn thành chương trình phổ cập THCS tại 23 xã, thị trấn. Bên cạnh đó là sự đổi thay cơ bản nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân về sự học, kết quả đó có được ngoài những chính sách đồng bộ của ngành  còn có công lớn của chính những thầy, cô giáo nhiệt huyết, yêu nghề đưa ánh sáng con chữ lên non cao.  

 

 

                                                                 Phương Linh

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục