Sau nhiều năm phấn đấu, trường THCS Mông Hóa (Kỳ Sơn) đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia. (Ảnh: một giờ lên lớp của nhà trường).

Sau nhiều năm phấn đấu, trường THCS Mông Hóa (Kỳ Sơn) đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia. (Ảnh: một giờ lên lớp của nhà trường).

(HBĐT) - Nhiều năm qua, trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia, huyện Kỳ Sơn đã tập hợp được sức mạnh của các cấp uỷ, chính quyền, các ngành, đoàn thể và toàn dân. Trong đó, ngành GD&ĐT huyện đã tham mưu các bước thực hiện không dàn trải, có trọng điểm trên cơ sở kiểm tra, khảo sát tình hình tại cơ sở.

 

Huyện, ngành đã quán triệt sâu sắc tinh thần Chỉ thị số 16/2010/UBND của UBND tỉnh về việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh; bám sát tính định hướng của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010-2015; Nghị quyết số 15-NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện về nâng cao chất lượng, hiệu quả GD toàn diện giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, ngành đã làm tốt công tác tuyên truyền, triển khai sâu rộng tới các trường trên địa bàn những tiêu chí cần thiết của một trường chuẩn quốc gia (về tổ chức nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; cơ sở vật chất, thiết bị trường học; hoạt động và chất lượng giáo dục và công tác xã hội hoá giáo dục). Bên cạnh việc tập trung các hạng mục xây dựng, nhằm hoàn thiện về các tiêu chí về cơ sở vật chất, với sự chỉ đạo của huyện, ngành đã có các giải pháp nhằm thực hiện tốt các tiêu chí về chất lượng giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên và đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục.  Với định hướng đó, vai trò của cơ sở (cấp uỷ, chính quyền xã, thị trấn, các đơn vị trường học…) được phát huy ở mức cao nhất. Mỗi trường, mỗi đơn vị tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế để xác định cho mình những điểm cần bổ khuyết. Xã Hợp Thịnh và các trường trên địa bàn(tiểu học, THCS) đã tập trung vào công tác xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn; huy động sức dân cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Trường THCS Hợp Thịnh có trên 20 giáo viên, trong đó có 5-7 giáo viên có trình độ trên chuẩn, 7 giáo viên đạt giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Mỗi năm, trường có trên 15 học sinh giỏi cấp huyện và 4 - 6 học sinh giỏi cấp tỉnh. Có năm trường có học sinh đoạt giải tại cuộc thi giải toán trên máy tính cầm tay toàn quốc khu vực phía Bắc. Song hành với nhà trường, trong những năm qua, xã đã ủng hộ, đóng góp trên 220 triệu đồng và hàng trăm cây  xanh, ngày công xây dựng nhà trường. Dù là xã vùng hạ lưu gặp không ít khó khăn nhưng xã Phú Minh đã góp sức người, sức của góp phần thúc đẩy nhanh việc trường MN Sơn Ca đạt chuẩn quốc gia. Người dân Phú Minh đã nhượng diện tích để nhà trường bảo đảm các quy chuẩn về diện tích trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đây cũng là xã đầu tiên của toàn quốc đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi. Trong hành trình để trường tiểu học, THCS Mông Hoá đạt chuẩn quốc gia, 2 nhà trường đã nhận được sự quan tâm, chăm lo của các tập thể và cá nhân trong việc cùng nâng tầm chất lượng giáo dục. Mỗi địa phương, cơ sở trường lớp đều có những nỗ lực, cố gắng nhất định, hướng tới các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Trong đó, nhìn tổng thể, hầu hết các trường đều đạt được những yêu cầu nhiệm vụ hiện nay; tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đã chiếm 52,8%. Trong đó, giáo viên mầm non trên chuẩn chiếm 61% (tiểu học: chiếm 55%  và THCS chiếm 44%). Tới thời điểm này, Kỳ Sơn đã có 10 trường chuẩn quốc gia (chưa kể 3 trường đã đạt chuẩn nay thuộc địa bàn hành chính khác) bao gồm: xã Hợp Thịnh (2), Mông Hoá (2), thị trấn Kỳ Sơn (2), Hợp Thành (2), Phú Minh (1) và Dân Hoà (1). Theo lộ trình, từ nay đến hết năm học 2012-2013, Kỳ Sơn sẽ có những bước tiếp theo cho việc công nhận trường MN Sao Mai (Hợp Thịnh) đạt chuẩn quốc gia. Một số trường MN khác trên địa bàn xã Dân Hoà, Độc Lập cũng đang từng bước hoàn thiện hơn nữa về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên nhằm đạt được các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia trong tương lai gần.

 

 

                                                                                    Bùi Huy

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục