Thanh niên lao động nông thôn tham gia lớp học nghề may công nghiệp tại Trung tâm dạy nghề huyện Yên Thủy.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 1956 ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”, huyện Yên Thủy đã khẩn trương xây dựng, triển khai kế hoạch phù hợp với từng địa bàn. Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956 huyện Yên Thủy đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng và giao chỉ tiêu giải quyết việc làm, tỷ lệ lao động qua đào tạo hàng năm cho các xã, thị trấn; đồng thời, chú trọng đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với LĐNT.
Hàng năm, BCĐ xây dựng kế hoạch dạy nghề cho LĐNT chi tiết theo chỉ tiêu đào tạo của tỉnh giao; điều tra, lập sổ theo dõi cung - cầu lao động đến 158 trưởng thôn, xóm và cán bộ xã; tổ chức triển khai kế hoạch điều tra nhu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn nhằm khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề và sử dụng LĐNT trên địa bàn huyện. Thông qua điều tra, khảo sát, huyện đã tổng hợp danh mục các nghề phù hợp với LĐNT tại địa phương, từ đó, triển khai các hoạt động thiết thực nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề nói chung, đào tạo nghề cho LĐNT nói riêng.
Ông Bùi Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng BCĐ thực hiện Quyết định số 1956 huyện Yên Thủy cho biết: Sau 3 năm thực hiện Đề án “đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”, các cấp, ngành huyện Yên Thủy đã nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và LĐNT nói riêng, từ đó có sự vào cuộc khá đồng bộ. Có thể nói, hoạt động của Đề án đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, nhất là người lao động khu vực nông thôn về dạy nghề và tìm kiếm việc làm trong thời kỳ hiện nay. Sau khi tham gia các lớp đào tạo nghề, người lao động có sự thay đổi tích cực trong suy nghĩ, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm để cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong khuôn khổ thực hiện Đề án “đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”, huyện đã tích cực triển khai nhiều hoạt động: tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho LĐNT; điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho LĐNT; thí điểm các mô hình dạy nghề cho LĐNT; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập; phát triển các chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề; phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề đảm bảo cả về lượng và chất... Đặc biệt, huyện đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ LĐNT tham gia học nghề. Căn cứ chỉ tiêu đào tạo hàng năm và kế hoạch dạy nghề cho LĐNT của huyện, BCĐ huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp dạy nghề theo nhu cầu học nghề của LĐNT tại các xã, thị trấn. Năm 2010, huyện tổ chức 4 lớp dạy nghề cho 140 LĐNT tham gia, ký hợp đồng với Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc Sở LĐ-TB&XH mở 6 lớp nghề các loại cho 180 LĐNT và các hội viên Hội Nông dân tham gia. Năm 2011 tổ chức 3 lớp dạy nghề cho 105 LĐNT tham gia. Năm 2012 tổ chức 3 lớp dạy nghề cho 150 LĐNT tham gia. Song song với việc tổ chức các lớp dạy nghề theo nhu cầu, huyện Yên Thủy mạnh dạn thí điểm các mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ và bao tiêu sản phẩm do người lao động làm ra, các mô hình dạy nghề theo nhu cầu của người lao động cầm tay chỉ việc được thực hiện hiệu quả. Theo BCĐ thực hiện Quyết định số 1956 huyện Yên Thủy, tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề đạt bình quân khoảng 75%, trong đó, số lao động làm việc tại địa phương chiếm 55%. Đây là kết quả bước đầu được đánh giá là tích cực, tạo đà thuận lợi để huyện tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án “đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”.
Thu Trang
(HBĐT) - Ngày 2/5, BTV Tỉnh Đoàn phối hợp với Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên Trung ương Đoàn tổ chức tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh khối THPT tại trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh. Tham dự chương trình có đại diện lãnh đạo Trung tâm giới thiệu việc làm thanh niên Trung ương Đoàn; Tỉnh Đoàn; Thành Đoàn; chuyên gia tư vấn và gần 1.000 học sinh đến từ 2 trường: PTDTNT tỉnh, THPT Lạc Long Quân.
(HBĐT) - Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán cộ, bông chức (CBCC) cấp xã, 4 năm qua (2009-2012), toàn tỉnh đã mở 84 lớp đào tạo, bồi dưỡng dành riêng cho cán bộ cơ sở.
(HBĐT) - Những câu chuyện về người Mông hiến đất xây trường, dòng họ người Mông hiếu học đã không còn xa lạ đối với đồng bào dân tộc hai xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu). Sự đổi thay tích cực ấy là kết quả của những hành động thiết thực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn mà thầy và trò huyện Mai Châu đang nỗ lực thực hiện.
(HBĐT) - Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ vừa tham gia kỳ thi học sinh giỏi các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ lần thứ VI tại Hải Phòng năm học 2012-2013. Cuộc thi có 1089 học sinh của 20 trường chuyên cùng đua tài. Trong đó có nhiều trường danh tiếng như: chuyên Trần Phú (Hải Phòng), Lê Hồng Phong (Nam Định), Quốc học Huế, chuyên Bắc Giang, Thái Bình...
(HBĐT) - Vừa qua, đoàn học sinh tỉnh ta đã tham dự cuộc thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2012-2013 khu vực miền núi phía Bắc tại Phú Thọ. Tham gia cuộc thi có 326 thí sinh của 15 đoàn các tỉnh, thành và các trường trong khu vực.
(HBĐT) - Về trường MN Tân Mỹ (Lạc Sơn) hôm nay, thay vì cơ sở vật chất nghèo nàn, quy mô trường lớp nhỏ bé trước đây là ngôi trường mới khang trang, có đầy đủ các thiết bị phục vụ yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học. Qua giới thiệu của cô giáo Bùi Thị Mai Lan - Hiệu trưởng trường MN Tân Mỹ: Nhà trường có 3 điểm trường với tổng diện tích trên 12.200 m2. Bằng nguồn vốn kiên cố hóa, trường vừa được xây dựng kiên cố, đảm bảo thiết kế cho giáo dục mầm non và an toàn cho trẻ trong hoạt động vui chơi, học tập.