(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Đề nghị tiếp tục thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học, nhà công vụ cho giáo viên và đầu tư trang thiết bị dạy và học... nhất là ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

 

Trả lời: Công văn số 6082/BGDĐT-VP ngày 5/9/2013 về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Bộ GD&ĐT trả lời như sau: Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012 (ban hành theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) đã được triển khai thực hiện theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn thực hiện một số mục tiêu nhất định để giải quyết nhu cầu cấp thiết và hướng đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị trường học đủ điều kiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Trong quá trình thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008- 2012, do biến động về giá nên đã làm cho tổng mức đầu tư đề án tăng rất lớn, nhiều địa phương khó khăn trong huy động nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động xã hội hóa nên không thể đầu tư xây dựng hết số phòng theo kế hoạch của đề án. Tổng số vốn huy động để thực hiện đề án mới chỉ giải quyết được 56% số phòng học và 40,8% nhà công vụ theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

 

Hiện nay, Bộ GD&ĐT phối hợp cùng các bộ, ngành đề nghị Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho triển khai đề án kiên cố hóa giai đoạn 2013 - 2016 và lộ trình đến 2020 với mục tiêu, giai đoạn 2013-2016: hoàn thành danh mục các công trình đã được phê duyệt tại Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Giai đoạn 2016 - 2020: đầu tư xây dựng mới để xóa số phòng học bán kiên cố, phòng học tạm, xây mới cho đủ 1 lớp/phòng đối với cơ sở giáo dục tiểu học và THCS. Đầu tư xây dựng mới các hạng mục công trình thuộc khu phục vụ học tập: phòng học bộ môn, phòng thiết bị, phòng hiệu bộ, phòng học đa năng, phòng thư viện, phòng y tế.

 

Về suất đầu tư, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ Xây dựng tính toán suất đầu tư dựa trên đơn giá xây dựng được công bố thời điểm quý II/2013 theo từng vùng trên phạm vi cả nước, có tính đến yếu tố trượt giá hàng năm từ năm 2013 - 2020 và có thêm 15% dự phòng.

 

Với nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất trường học là rất lớn, cần huy động thêm nguồn vốn Trung ương và địa phương, Bộ GD&ĐT đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục tăng nguồn vốn Trung ương, trong đó ưu tiên hỗ trợ cho các tỉnh khó khăn nhất (các tỉnh miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên và 62 huyện nghèo của cả nước). Các địa phương chủ động huy động thêm nhiều nguồn ngân sách địa phương, từ nguồn xã hội hóa, các nguồn tài trợ và nguồn thu hợp pháp khác để từng bước tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị trường học thực hiện “Đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.

 

                                                                    Phòng BĐ-TL

 

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục