Được đầu tư về phòng học tin và các phòng bộ môn, điều kiện học tập, rèn luyện của học sinh của trường THPT 19/5 (Kim Bôi) ngày càng được bảo đảm hơn.

Được đầu tư về phòng học tin và các phòng bộ môn, điều kiện học tập, rèn luyện của học sinh của trường THPT 19/5 (Kim Bôi) ngày càng được bảo đảm hơn.

(HBĐT) - Trường THPT 19/5 huyện Kim Bôi là 1/5 trường THPT của tỉnh đạt chuẩn quốc gia (được công nhận năm 2012). Nhiều năm qua, trong nỗ lực phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia, nhà trường đã có nhiều giải pháp và triển khai các hoạt động chuyên môn có hiệu quả. Trường nhận được sự đầu tư, quan tâm, chăm lo của các cấp, ngành và Sở GD&ĐT.

 

Về cơ sở vật chất, cách đây 5-7 năm, trường gặp không ít khó khăn vì thiếu  khá nhiều hạng mục. Nay, trên khu đất rộng khoảng 25.000  m2, THPT 19/5 có khuôn viên khá ấn tượng: cảnh quan, trường lớp xanh - sạch - đẹp với nhà đa năng, phòng tin học, ngoại ngữ, phòng học bộ môn, thư viện; nền nếp dạy và học được duy trì. Trường đã và đang nỗ lực từng bước khẳng định vị thế của một trường chuẩn quốc gia trong hệ thống các trường THPT trên địa bàn tỉnh...

 

Có được nền tảng đáng kể đó, tổ chức cơ sở Đảng nhà trường (39 đảng viên), Ban giám hiệu, các tổ chức, đoàn thể chính trị và tập thể cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường đã đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (hiện, trường có trên 1.000 cán bộ, giáo viên, học sinh). Trường đã làm tốt việc triển khai các CVĐ và phong trào thi đua trong toàn trường, nhất là việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/T.Ư của Bộ chính trị khoá XI về “Tiếp tục thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gắn với điều kiện thực tiễn nhà trường; có nhiều giải pháp nhằm nâng cao phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho CB-GV và học sinh luôn được trường coi trọng, trong đó, giáo dục truyền thống nhà trường có 43 năm xây dựng và phát triển luôn gắn với ngày sinh Bác Hồ. Cùng với hàng loạt giải pháp đã triển khai, thực hiện, nhà trường phát huy tốt vai trò và yếu tố của thầy, cô giáo trong nâng cao chất lượng giáo dục; tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy; tạo điều kiện cho mọi người tự học, tự bồi dưỡng. Có động lực, đội ngũ cán bộ, giáo viên đã có nhiều cố gắng, phấn đấu nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đội ngũ giáo viên tích cực tham gia viết đề tài, sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp khoa học nhằm nâng cao kiến thức và phương pháp sư phạm (năm học vừa qua, có 22 đề tài được xếp loại cấp trường), nhiều đề tài được Sở GD&ĐT đánh giá cao. Kiểm tra toàn diện giáo viên, có 2 tổ chuyên môn xếp loại xuất sắc, 4 xếp loại khá; 100% giáo viên qua kiểm tra đều đạt yêu cầu, khá và xuất sắc. Trong tập thể đội ngũ giáo viên, 9 giáo viên có trình độ thạc sĩ, nhiều giáo viên khẳng định mình trong phong trào thi đua “dạy tốt” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. Tiêu biểu như cô Nguyễn Thị Nguyệt (giải nhì cấp tỉnh môn ngữ văn), thầy giáo Nguyễn Trung Kiên (giải nhất môn sinh cấp tỉnh), cô  Cao Thị Tình, thầy Nguyễn Trọng Thắng đều đoạt các giải cao cấp tỉnh. Bên cạnh đó, nhà trường cũng xây dựng các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; tạo cơ hội cho các em được học tập, phấn đấu. Năm học 2012 - 2013, trong số 969 học sinh, có 458 em học sinh xếp loại học lực khá, giỏi, chiếm 47,2% (học lực giỏi có 31 em, chiếm 3,2%), 93,3% em xếp loại hạnh kiểm tốt, khá. Tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hoá nhà trường cũng được đánh giá cao bởi số lượng và chất lượng giải với 36 giải (2 giải nhất, 4 giải nhì, 5 giải ba và 25 giải khuyến khích). Được biết, năm học trước đó, trường cũng đã đoạt 35 giải cấp tỉnh. Tại 2 kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2012 - 2013, mỗi năm, trường đều có khoảng 60 em thi đỗ đại học.

 

Từng được UBND tỉnh công nhận tập thể lao động xuất sắc, bằng khen của UBND tỉnh và Bộ GD&ĐT, năm học gần đây, trường THPT 19/5 đã được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Những ghi nhận đó là động lực để thầy và trò trường THPT 19/5 phấn đấu nhiều hơn; xứng đáng trường chuẩn quốc gia.

 

 

 

                                                                           Bùi Huy

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Lãnh đạo UBND huyện Cao Phong đã tặng giấy khen cho cán bộ, giáo viên phấn đấu có học vị thạc sĩ và đội ngũ cán bộ KH-KT có đóng góp vào phát triển vùng cam, vùng mía.
Không có hình ảnh
Lãnh đạo Hội khuyến học tỉnh, huyện Cao Phong và các hội viên Hội khuyến học xã Đông Phong trong ngày hội “Nuôi lợn nhựa khuyến học”.

Toạ đàm kỷ niệm 5 năm “Ngày khuyến học Việt Nam”

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 5 năm “Ngày Khuyến học Việt Nam” (2/10/2008-2/10/2013) và “Tháng Khuyến học Hoà Bình” lần thứ nhất năm 2013, Hội Khuyến học tỉnh đã tổ chức toạ đàm về chủ đề khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh chủ trì buổi toạ đàm. Tham dự có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở GD&ĐT và đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể hữu quan, các đơn vị doanh nghiệp nhiều năm đồng hành cùng khuyến học.

Sở GD&ĐT triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 10

(HBĐT) - Ngày 2/10, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến với 16 điểm cầu, gồm: phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc nhằm đánh giá kết quả công tác tháng 8, 9 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 10.

Thành phố Hòa Bình: Khai mạc điểm Tuần lễ học tập suốt đời năm 2013

(HBĐT) - Ngày 30/9, tại trường THCS Dân Chủ, Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập và phổ cập giáo dục thành phố Hòa Bình đã tổ chức lễ khai mạc điểm “Tuần lễ học tập suốt đời năm 2013” với chủ đề “Học để có nghề nghiệp và lao động ngày càng hiệu quả”.

Tập huấn công tác giảm nghèo và bảo trợ xã hội

(HBĐT) - Vừa qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn công tác giảm nghèo và bảo trợ xã hội năm 2013 cho 840 cán bộ LĐ-TB&XH các xã, phường, thị trấn; trưởng các thôn, xóm trên địa bàn 11 huyện, thành phố.

Khai mạc điểm Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2013

(HBĐT) - Sáng 30/9, tại huyện Kim Bôi, Sở GD&ĐT và BCĐ xây dựng xã hội học tập và PCGD huyện Kim Bôi đã phối hợp tổ chức khai mạc điểm Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2013.

Trăn trở bài toán thiếu lao động có tay nghề

(HBĐT) - Mỗi năm, chúng tôi tổ chức khoảng trên dưới 10 phiên giao dịch việc làm ở thành phố và các huyện trong tỉnh. Mỗi phiên giao dịch đó có khoảng 30 DN tuyển dụng lao động trực tiếp và cũng có khoảng 400-500 lao động có nhu cầu tìm việc làm, chuyển đổi việc làm tham dự. Nhưng kết thúc mỗi phiên giao dịch đó thường thì chỉ tuyển dụng được 20-30 lao động. Cá biệt có những DN yêu cầu người lao động có tay nghề cao đành hẹn đến… phiên sau. Đó là những lời tỏ bày của đồng chí Ngô Ngọc Thu, Trưởng phòng việc làm- an toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục