Học viên lớp may công nghiệp được nhận vào làm việc tại Công ty may Việt - Hàn.

Học viên lớp may công nghiệp được nhận vào làm việc tại Công ty may Việt - Hàn.

(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, năm 2013, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, Trung tâm dạy nghề huyện Tân Lạc đã mở được nhiều lớp dạy nghề đáp ứng đúng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động hiện nay.

 

Để xác định chính xác nhu cầu học nghề của người lao động, ngay từ đầu năm, trung tâm đã phối hợp với các xã, thị trấn, cấp hội, đoàn thể tổ chức tuyên truyền dạy nghề và học nghề, khảo sát nhu cầu học nghề, trên cơ sở đó, trung tâm xây dựng kế hoạch dạy nghề sát với thực tiễn từng xã, thị trấn. Tuy nhiên, sau khi điều tra nhu cầu của người lao động, trung tâm ưu tiên chọn mở lớp dạy nghề có số lượng người đăng ký tham gia nhiều và phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động. Trong năm 2013, trung tâm đã mở được 13 lớp dạy nghề cho gần 300 học viên, trong đó có 4 lớp trồng cây có múi, 4 lớp chăn nuôi gà thả vườn, 2 lớp trồng nấm, 1 lớp nuôi lợn và 1 lớp chăn nuôi gia súc gia cầm. Các lớp được mở đều duy trì đảm bảo sỹ số và đạt chất lượng tốt.

 

Đối tượng được học nghề là người dân trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo, trong đó, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác. Để người dân phát huy được kiến thức trong đào tạo, trung tâm đã phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tạo việc làm cho lao động sau đào tạo như Công ty may Việt - Hàn đã nhận gần 300 học viên lớp may công nghiệp, hợp tác xã Vọng Ngàn đã nhận trên 130 lao động nữ đã qua đào tạo lớp dệt thổ cẩm của trung tâm. Đồng thời, người học nghề sau khi học đã áp dụng được những kỹ năng, kiến thức vào thực tế các mô hình nông nghiệp sẵn có của gia đình. Tiểu biểu như mô hình trồng cây có múi tại xã Thanh Hối, trồng mía tím tại xã Phú Vinh, nuôi gà thả đồi tại xã Lỗ Sơn, Địch Giáo… Các kiến thức chăm sóc, phòng - chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi được người dân thực hành hiệu quả trong sản xuất, chăn nuôi và đã có trên 70% học viên sau đào tạo có việc làm ổn định tăng thu nhập cho gia đình.

 

Năm nay, sau khi điều tra khảo sát, cùng với việc tiếp tục mở các lớp dạy nghề trồng cây có múi, chăn nuôi gà thả vườn, may công nghiệp, nuôi gia súc – gia cầm, xuất phát từ nhu cầu thực tế của người lao động, trung tâm có kế hoạch mở 2 lớp sơ cấp nghề sửa chữa máy nông nghiệp, 3 lớp sơ cấp nghề tin học văn phòng, 2 lớp làm nón lá…

 

Đồng chí Dương Thị Hạnh, Giám đốc Trung tâm dạy nghề huyện Tân Lạc cho biết: Bên cạnh những thuận lợi, công tác dạy nghề trên địa bàn còn gặp phải một số khó khăn nhất định, nhận thức của một số người lao động còn hạn chế, nhất là lao động vùng cao, dân tộc thiểu số chưa coi học nghề là một yếu tố cần thiết để đảm bảo phát triển sản xuất, cải thiện đời sống. Kinh phí hỗ trợ cho các lớp dạy nghề thường xuyên chưa đáp ứng với nhu cầu học nghề; một số học viên sau khi học nghề vẫn chưa mạnh dạn vay vốn để phát triển sản xuất mở mang ngành nghề.

 

                                               

                                               Hồng Nhung

 

Các tin khác

Giờ thảo luận của lớp trung cấp công tác xã hội chuyên ngành nông dân tại trường Chính trị tỉnh.
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Dung, Phó Chủ tịch CĐ trường PTDTNT huyện Cao Phong thường xuyên kiểm tra việc học tập, nơi ăn, nghỉ của học sinh nội trú.
Hội Khuyến học huyện đã đa dạng các hình thức hỗ trợ, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. ảnh: ĐV-TN huyện Lương Sơn trao tặng xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó xã Long Sơn.
BTC trao giải cho các thí sinh đạt giải cao tại hội thi.

Xã hội hóa giáo dục ở huyện Yên Thuỷ

(HBĐT) - Dù chưa phải là huyện mạnh về phát triển kinh tế, nhưng Yên Thuỷ được biết đến là nơi giàu truyền thống hiếu học và có phong trào GD&ĐT. 2 năm gần đây (2012-2013), ngành GD&ĐT huyện xếp ở vị trí thứ 3/11 huyện, thành phố, được UBND tỉnh tặng bằng khen vì có những đóng góp vào bước phát triển KT-XH. Điểm nhấn quan trọng là huyện đã huy động các nguồn lực để thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.

Giữ vững phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”

(HBĐT) - Trường THCS Võ Thị Sáu (thị trấn Vụ Bản) là một trong các trường trên địa bàn huyện Lạc Sơn sớm được công nhận là trường chuẩn quốc gia (năm học 2002-2003). Nhiều năm qua, nhà trường luôn khẳng định được vị thế cũng như các bước tiến mạnh mẽ của mình. Năm học 2013 - 2014, trường có 25 cán bộ, giáo viên, nhân viên và 272 học sinh (8 lớp).

Khánh thành trường mầm non xã Phú Lương

(HBĐT) - Ngày 20/3, Hội CTĐ tỉnh và Hội CTĐ huyện Lạc Sơn đã tổ chức lễ khánh thành trường mầm non xã Phú Lương. Tới dự có lãnh đạo T.Ư Hội CTĐ Việt Nam, Sở GD&ĐT, UBND huyện Lạc Sơn, xã Phú Lương và các đơn vị tài trợ, nhà thầu, giám sát, thiết kế và thi công.

Triển khai công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp năm 2014

(HBĐT) - Sáng 19/3, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp năm 2014.

Sơ kết 4 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 34

(HBĐT) - Sáng 18/3, Sở GD&ĐT và Công an tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA ngày 20/11/2009 về việc phối hợp thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống GD quốc dân; triển khai công tác an ninh, trật tự cơ quan Sở GD&ĐT năm 2014. Thiếu tướng Bùi Đức Sòn, UVTV Tỉnh uỷ, Giám đốc CA tỉnh; lãnh đạo Sở GD&ĐT cùng các đơn vị trực thuộc 2 ngành đã về dự.

Toàn tỉnh có 2.043 chi hội khuyến học

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 11 hội khuyến học cấp huyện, thành phố; 210 hội khuyến học cấp xã, phường, thị trấn và có 2.043 chi hội khuyến học; 164 ban khuyến học các dòng họ và 18 ban khuyến học các cơ quan, đơn vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục