Trong môi trường kinh tế quốc tế hội nhập, thông thạo tiếng Anh là điều kiện cần. Nhưng nếu chỉ giỏi tiếng Anh không thì có phải là điều kiện đủ để trẻ có thể phát huy hết khả năng và thành công trong tương lai?
Và đâu là những yếu tố cần thiết khác để con có thể phát triển vượt trội và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước.
Những phương pháp học tiếng Anh nào cho con?
Hiện nay trên thị trường giảng dạy tiếng Anh, có rất nhiều phương pháp đang được ứng dụng. Trong hệ thống trường công lập, được sử dụng nhiều nhất là phương pháp học tiếng Anh bằng ngữ pháp (grammar translation method), trong khi ở các trung tâm ngoại ngữ ngoài giờ thì phương pháp giao tiếp được ưa chuộng (communicative language teaching).
Phương pháp học tiếng Anh nào cũng có điểm mạnh và đều giúp học viên đạt được những mục tiêu ngôn ngữ nhất định. Trong thời đại hội nhập, kỹ năng tiếng Anh vững vàng là một lợi thế, tuy nhiên, đó là câu chuyện của 5 năm trước.
Hiện nay, nắm vững tiếng Anh trở thành một điều kiện cần. Ngoài kỹ năng tiếng Anh ra, muốn trở thành một nhà lãnh đạo trong tương lai, trẻ em cần được nâng cao vốn kiến thức khoa học, xã hội của các nước trên thế giới, cũng như thật sự thành thạo những kỹ năng mềm như kỹ năng nghiên cứu, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, thuyết trình, và viết báo cáo.
Thấu hiểu được những yêu cầu này, những nhà ngôn ngữ học hàng đầu thế giới tại đại học Arizona và George Washington (Mỹ) đã giới thiệu phương pháp học tiếng Anh kiểu mới – phương pháp học tiếng Anh lồng ghép kiến thức (Content-based Instruction – CBI).
Phương pháp học tiếng Anh ưu việt mới
Tuy còn mới ở Việt Nam nhưng phương pháp học tiếng Anh CBI đã được áp dụng thành công tại Mỹ và Canada hơn 10 năm nay tại hệ thống các trường công lập. Đối tượng chính của chương trình này là các em học sinh mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ.
Trong một buổi học tiếng Anh theo phương pháp CBI, các em sẽ tập trung học mở rộng kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ toán học, khoa học, đến lịch sử, địa lý, văn học và đến cả những chủ đề mà các em rất hứng thứ như những ngôi sao nhạc pop. Sau khi học xong những kiến thức mới này, thông thường là qua một bài đọc mang tính học thuật, giáo viên sẽ giao cho các em một bài tập nhỏ hoặc một dự án để các em có thể vận dụng những kiến thức vừa học ngay vào thực hành.
Thông thường những bài tập hoặc dự án này đòi hỏi các em phải làm việc theo nhóm và phải nghiên cứu thêm mới có đủ thông tin để hoàn thành. Sau đó, các em sẽ phải viết một bài báo cáo hoặc thuyết trình trước lớp để giáo viên nhận xét và cho điểm.
Tất cả những bước học trên đều được truyền tải bằng tiếng Anh, do đó các em phát triển được cả ba yếu tố quan trọng: 4 kỹ năng tiếng Anh tổng quát, kiến thức khoa học xã hội và kỹ năng học thuật thiết yếu. Đây là điểm ưu việt của phương pháp học tiếng Anh CBI so với những phương pháp học truyền thống khác.
Áp dụng phương pháp CBI tại Việt Nam và những thành công bước đầu
YOLA là tổ chức Anh ngữ hiện đang áp dụng phương pháp học tiếng Anh CBI tại Việt Nam qua chương trình Yola English Junior (YEJ) – tiếng Anh cho học sinh cấp 2. Những bài học YEJ được thiết kế dựa trên hai bộ giáo trình CBI chuẩn từ Mỹ là Milestones và Keystone và được điều chỉnh phù hợp với học sinh lứa tuổi 10 – 15 tại Việt Nam.
Do đặc tính ưu việt của phương pháp CBI, nhiều học sinh đã có những bước phát triển vượt bậc về khả năng ngôn ngữ, kiến thức tổng quát và kỹ năng học thuật chỉ sau một thời gian ngắn. Hơn nữa, vì được học những chủ đề mà các em quan tâm nên các em được tạo cảm hứng học tập cao độ và qua đó hình thành thói quen học chủ động hơn.
Anh N.V.Trường (Giảm đốc bán hàng tại một tập đoàn đa quốc gia) chia sẻ: “Tôi cho con theo học chương trình YEJ được gần hai năm nay và tôi cảm thấy rất hài lòng về chất lượng chương trình cũng như đội ngũ giáo viên. Con tôi được học theo phương pháp và giáo trình chuẩn từ Mỹ nên các tiết học rất thú vị đối với cháu chứ không khô khan, khó nuốt như khi phải học quá nhiều ngữ pháp, từ vựng chết. Quan trọng hơn, từ khi cháu học CBI, tôi thấy cháu có sự thay đổi rõ rệt về tác phong học tập. Cháu trở nên chủ động và thích thú hơn khi học hỏi, nghiên cứu vế một chủ đề mới. Tôi thấy chương trình rất hiệu quả”.
Chương trình YEJ đã được giảng dạy tại YOLA hơn hai năm và đạt được thành công nhất định. Khi kết thức chương trình YEJ, 80% học viên đạt điểm TOEFL Junior 800/900 hoặc hơn. 75% các em học sinh chuyển tiếp lên lớp luyện thi TOEFL iBT cấp độ 80 trở lên. Đây là những bước xây dựng nền tảng quan trọng để các em có thể phát triển vượt trội trong học tập, cũng như tự tin trở thành nhà lãnh đạo tương lai.
YOLA là đơn vị tại Việt Nam thực hiện việc dạy tiếng Anh bằng phương pháp CBI và sử dụng bộ giáo trình chuẩn Milestones và Keystone từ Mỹ với chương trình YOLA English Junior dành cho học sinh từ 10 - 15 tuổi. Từ ngày 15-8 đến 15-9-2014, khi đăng ký khóa học YOLA English Junior tại YOLA, phụ huynh và học sinh được nhận ngay ưu đãi lên đến 30% học phí và nhiều quà tặng hấp dẫn. Xin vui lòng truy cập website tại www.yola.vn hoặc liên hệ (08) 3925 8833 - (08) 3820 0686 - (04) 7300 9977. |
Theo Báo Tuoitre
(HBĐT) - Trong khuôn khổ thực hiện Đề án 1956, Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân vừa khai giảng 3 khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn các huyện Lương Sơn, Lạc Sơn, Tân Lạc với 90 học viên theo học.
(HBĐT) - Năm học này, trường TH Đoàn Kết (Đà Bắc) có 23 lớp học, trong đó, trường chỉ có 14 phòng học kiên cố, 7 phòng học tạm và 2 phòng học nhờ. Ngoài chi chính, các lớp học thuộc các chi phụ đều đã xuống cấp nghiêm trọng. Thầy giáo Lường Đình Thế, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Do địa bàn rộng, đường giao thông đi lại khó khăn nên từ nhiều năm nay, nhà trường vẫn phải duy trì các lớp học cắm bản, trong đó, chủ yếu là các lớp ghép. Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, từ nguồn vốn chương trình 747, các điểm trường của xã đã được đầu tư xây dựng từ năm 1998. Tuy nhiên, do thời gian xây dựng đã lâu nên đến nay, các công trình này đều đã xuống cấp nghiêm trọng.
(HBĐT) - Ngày 13/5/2014, UBND tỉnh có Kế hoạch số 37 triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” tỉnh Hòa Bình. Để có cái nhìn rõ nét hơn về KH số 37, Báo Hòa Bình trao đổi với ông Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh xung quanh nội dung trên.
(HBĐT) - Ngày 22/8, Sở GD & ĐT tổ chức lớp tập huấn công tác nghiệp vụ thư viện trường học năm học 2014 - 2015 cho gần 200 học viên là cán bộ thư viện, cán bộ phụ trách thư viện trường học thuộc 11 phòng GD & ĐT huyện, thành phố.
(HBĐT) - Tối 20/8, Ban Dân tộc, Sở GD & ĐT đã phối hợp tổ chức buổi gặp mặt 30 học sinh người dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc trong học tập của tỉnh trước khi các em được đi thăm quan tại Thủ đô Hà Nội. Đây là 30 gương mặt tiêu biểu đại diện cho hàng vạn học sinh người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh đã nỗ lực vươn lên trong học tập, đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
(HBĐT) - Năm học 2014 – 2015, huyện Kim Bôi có 85 trường với 896 lớp, 23.432 học sinh, tăng 664 học sinh so với năm học 2013 – 2014. Trong đó, mầm non có 324 nhóm lớp, 8.306 học sinh; tiểu học 374 lớp, 8.925 học sinh; THCS 198 lớp, 6.202 học sinh. Phòng GD&ĐT huyện đã tích cực tham mưu, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho năm học mới.