Song song với học tập, học sinh trường THCS  Noong Luông thường xuyên được tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích.

Song song với học tập, học sinh trường THCS Noong Luông thường xuyên được tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích.

(HBĐT) - Em Hà Ngọc Châu, học sinh lớp 8 trường THCS Noong Luông (Mai Châu) là một trong những điển hình về tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập. Sinh ra trong gia đình nghèo, hàng ngày, ngoài đến trường, em còn giúp cha mẹ việc đồng áng, gia đình. Vượt qua nhiều khó khăn, 8 năm em đều phấn đấu và đạt học sinh giỏi cấp trường. Hiện, em tham gia công tác Đoàn, Đội và là Liên đội trưởng.

 

Trường THCS Noong Luông có 99 học sinh, trong đó 45% học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình nghèo. Cộng với đường sá đi lại vất vả làỉ trở ngại lớn trong quá trình học tập của các em. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn nhiều học sinh trường THCS Noong Luông đã nỗ lực, phấn đấu vươn lên đạt được nhiều thành tích cao trong học tập, rèn luyện.

 

Noong Luông nằm cách trung tâm huyện hơn 30 km, xã có 6 xóm hầu hết đều cách xa trung tâm như xóm Hiềng, Chà Đáy cách 6 - 8 km đường dốc cao, một vài địa bàn không có đường bê tông vào xóm như Noong ó, Piềng Đậu, Chà Đáy...  Mỗi khi trời mưa không thể vào xóm bằng bất kỳ loại phương tiện giao thông nào ngoại trừ đi bộ. Đây là một trong những lý do khiến đời sống các hộ gia đình gặp nhiều khó khăn. Cô giáo Nguyễn Thị Hảo, Phó hiệu trưởng trường THCS Noong Luông cho biết: Khó khăn lớn nhất trong dạy và học của nhà trường là giao thông đi lại vất vả. Hầu hết học sinh phải đi bộ đến trường bởi vì dốc cao các em không tự đi xe đạp, kinh tế gia đình nghèo nên phụ huynh không đưa đón các em đến trường. Nhà trường có các phòng bán trú cho học sinh ở xa. Tuy nhiên, theo quy định, chỉ có xóm cách trường 8 km trở lên trẻ mới được hưởng chế độ bán trú. Chính vì vậy, toàn trường chỉ có 26 học sinh bán trú chủ yếu là ở xóm Hiềng. Các xóm có đường sá đi lại xa, dốc cao, các em phải đi bộ từ 5 giờ đến trường vẫn không được hưởng bán trú. Đây là một trong những khó khăn cho học sinh ở xa trong quá trình học tập. Để duy trì không có tỷ lệ học sinh bỏ học, trong những năm qua, nhà trường đã phối hợp tốt với các đoàn thể, các xóm, ban đại diện cha mẹ học sinh tích cực tuyên truyền, vận động học sinh trong độ tuổi ra lớp. Đặc biệt, đối với học sinh hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhà trường đã thực hiện phong trào ủng hộ bạn nghèo, hỗ trợ đồ dùng học tập để các em tiếp tục đến trường.  Nhà trường  luôn huy động 100% trẻ đúng độ tuổi ra lớp. Năm học 2013 - 2014, toàn trường có 42,5% học sinh đạt học lực khá, giỏi, 7 em được công nhận học sinh giỏi cấp huyện.

 

Xác định được hiệu quả của công tác xã hội hoá giáo dục, nhà trương đã phối hợp chặt chẽ 3 môi trường giáo dục “gia đình - nhà trường - xã hội”, đẩy mạnh hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm tạo thông tin xuyên suốt về quá trình học tập của học sinh giữa gia đình, nhà trường. Nhờ đó, công tác vận động ngày công, ủng hộ tiền tu sửa, làm đẹp cảnh quan nhà trường đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ phía gia đình học sinh. Trong 5 năm qua, Hội cha mẹ học sinh đã đóng góp được gần 200 triệu đồng để cải tạo cảnh quan trường học và hỗ trợ các hoạt động giáo dục. Chính quyền xã đã tạo điều kiện dành phần đất trên 2.000 m2 để nhà trường mở rộng diện tích. Các hội, đoàn thể, nhân dân đã đóng góp hàng trăm ngày công lao động san lấp mặt bằng, trồng cỏ, tạo sân chơi bãi tập cho học sinh.

 

 

 

 

                                                                                    P.V

 

 

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục