Lãnh đạo Trung tâm GDTX huyện Lương Sơn tặng quà, học bổng cho học viên vượt khó vươn lên trong học tập nhân dịp khai giảng năm mới 2014-2015.
(HBĐT) - Năm học 2014 - 2015, Trung tâm GDTX huyện Lương Sơn đón nhận gần 120 học viên vào lớp 10 với tổng số học viên toàn trung tâm trên 300 học viên gồm 3 khối lớp 10, 11, 12. Tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục, phát triển các loại hình phối hợp đào tạo kết hợp dạy kiến thức và dạy nghề, Trung tâm luôn nỗ lực, cố gắng đảm bảo duy trì, giữ vững quy mô trường, lớp, được ghi nhận là một trong những trung tâm vững mạnh trong hệ thống GDTX của tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Quý Linh, Giám đốc Trung tâm cho biết: Hiện, Trung tâm có đội ngũ cán bộ, viên chức đáp ứng đủ yêu cầu về cơ cấu, số lượng với 26 đồng chí, 100% đạt chuẩn và vượt chuẩn về trình độ. Năm học vừa qua, Trung tâm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, các chỉ tiêu phấn đấu đều đạt so với kế hoạch đề ra, tạo nhiều chuyển biến tích cực trong mặt hoạt động. Chất lượng văn hoá, chất lượng mũi nhọn được duy trì và nâng cao. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, học viên đỗ với tỷ lệ cao, đạt 100%, trong đó có 17,2% xếp loại khá, giỏi, có 1 học viên đạt điểm thi tốt nghiệp cao nhất khối GDTX; nhiều em đạt thành tích trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thi giải toán trên máy tính cầm tay...
Trong công tác đào tạo, Trung tâm phối hợp thực hiện đào tạo tại 3 địa điểm, bao gồm tại Trung tâm Lương Sơn, Trường cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ và Trường trung cấp nghề công đoàn Việt Nam; chú trọng đẩy mạnh điều tra nhu cầu người học và tìm đối tác phối hợp đào tạo phù hợp, hiệu quả, mở các lớp với nhiều ngành nghề để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trên địa bàn huyện và các khu vực phụ cận. Phương pháp dạy học chương trình GDTX được đổi mới có hiệu quả, phù hợp với học viên. Để nâng cao chất lượng học tập, Trung tâm xây dựng kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng cụ thể, rà soát phân loại học viên, tổ chức phụ đạo từ đó giảm dần tỷ lệ học sinh yếu kém. Quan tâm rèn luyện kỹ năng sống cho học viên và tổ chức các hoạt động tập thể như: văn nghệ, TD-TT, các trò chơi dân gian..., tổ chức các buổi học ngoại khoá tìm hiểu về lịch sử, bảo vệ môi trường, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn... Qua đó tạo môi trường sư phạm tốt thu hút học viên, giúp các em có ý thức hơn trong học tập và rèn luyện.
Mô hình đào tạo nghề kết hợp học văn hoá với phương thức 3 năm 2 bằng đã được Trung tâm triển khai được 4 năm học cho thấy hiệu quả tích cực. Cùng với học văn hoá, Trung tâm liên kết với các đơn vị mở các lớp đào tạo nghề cho học viên, duy trì các lớp định hướng nghề nghiệp cho học viên tại trung tâm như may, mộc, điện. Trong năm học vừa qua, Trung tâm duy trì và phát triển được 4 lớp học theo hình thức 3 năm 2 bằng tại trường cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ với hơn 200 học viên; liên kết đào tạo với trường Trung cấp tổng hợp Hà Nội mở 2 lớp trung cấp sư phạm mầm non với 205 học viên, liên kết với Trường cao đẳng nghề Hòa Bình mở 1 lớp trung cấp điện tại Trung tâm. Năm học 2013-2014, công tác dạy chuyên đề có bước tiến bộ vượt bậc, quy mô giảng dạy chuyên đề được mở rộng đến hầu hết các xã trong toàn huyện, chất lượng chuyên đề được nâng cao, phù hợp với địa phương và nhu cầu của người học, người lao động nên được đông đảo nhân dân ủng hộ, tham gia học tập. Trung tâm đã mở 12 chuyên đề cho hơn 1.000 người tham gia học tập như chuyên đề về an toàn giao thông cho trên 300 người, chuyên đề "Nâng cao năng lực quản lý, tổ chức các chương trình giáo dục trong các TTHTCĐ" cho trên 60 cán bộ thường trực và các ban, ngành, đoàn thể của các TTHTCĐ trên địa bàn, tổ chức gặp mặt nhân chứng lịch sử nói chuyện chuyên đề kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ cho gần 200 lượt người, tổ chức 2 chuyên đề về "An toàn sử dụng điện" cho gần 200 lượt người tại 2 xóm Suối Ong và Khuộc của 2 xã Tiến Sơn và Cao Răm mới được đóng điện cuối năm 2013 và đầu năm 2014... Ngoài ra, Trung tâm phối hợp Phòng GD-ĐT huyện tư vấn hoạt động cho Trung tâm học tập cộng đồng các xã, thị trấn, phối hợp thực hiện các chuyên đề về CNTT, giảng dạy tin học cho cán bộ, giáo viên các trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn.
Mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhà làm việc còn thiếu và chưa đồng bộ, số lượng học viên tuyển đầu năm tuy đạt chỉ tiêu nhưng chất lượng thấp do đã có sự sàng lọc của các trường THPT trên địa bàn, nhận thức về ngành học GDTX của một bộ phận nhân dân còn hạn chế nhưng Trung tâm luôn nỗ lực phấn đấu đạt kết quả tích cực trong công tác giảng dạy, học tập. Việc khảo sát chuẩn về nhu cầu đào tạo các loại hình của người lao động trên địa bàn được chú trọng để xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo và liên kết đào tạo sát thực tế, huy động tối đa những đối tượng trong độ tuổi ra lớp BTTHPT, duy trì ổn định số lớp và số học viên, hạn chế mức thấp nhất tỷ lệ học viên bỏ học. Năm học vừa qua tỷ lệ học viên của Trung tâm bỏ học chiếm 2,7%, giảm 1,8% so với năm học 2012-2013.
Hà Thu
(HBĐT) - Những năm qua, đội ngũ cán bộ, giáo viên tổ Toán Lý Hóa Tin (tổ Tự nhiên) trường THPT Cù Chính Lan đã không ngừng được đào tạo, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, tổ có 21 cán bộ, giáo viên trong đó có 1 nguyên cứu sinh, 1 thạc sỹ, 1 học viên cao học, 100% có trình độ đh trở lên. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tổ luôn quan tâm sinh hoạt chuyên đề, thực hiện giáo án khó, trao đổi thảo luận ngoại khóa, thao giảng dự giờ, làm đồ dùng dạy học.
(HBĐT) - Nói về truyền thống của tổ văn - sử - địa - GDCD, trường THPT Cù Chính Lan, Tổ trưởng Nguyễn Thị Linh Lan phấn khởi chia sẻ: Tổ được quyết định thành lập từ năm 2010, tiền thân là tổ KHXH. Hiện nay, tổ có 19 cán bộ, giáo viên với phần đông là nữ giới, trong đó có 2 thạc sỹ, 1 cao đẳng, còn lại đều đạt chuẩn đại học, 8 đồng chí là đảng viên.
(HBĐT) - Ngày 2/10, Sở GD&ĐT ra Thông báo số 1844 về việc tuyển dụng viên chức đợt 2/2014. Trong đó, nội dung thông báo tuyển dụng các chỉ tiêu biên chế cho Trường CĐSP Hòa Bình có nêu rõ: Xét tuyển 6 chỉ tiêu giáo viên, gồm các chuyên ngành sư phạm tâm lý giáo dục, sư phạm (giáo viên giảng dạy bộ môn Đoàn - Đội), sư phạm ngữ văn, sư phạm mầm non, giáo viên giảng dạy bộ môn kế toán. Về trình độ, đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Đoàn - Đội, yêu cầu trình độ đạo tạo Đại học Sư phạm (ĐHSP) trở lên, hệ đào tạo chính quy tập trung 4 năm, tốt nghiệp Đại học từ hạng khá trở lên và là sinh viên các trường ĐHSP Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội, có chứng chỉ bồi dưỡng công tác Đoàn - Đội từ đủ 12 tháng trở lên; đối với giáo viên các bộ môn ngữ văn, tâm lý, mầm non yêu cầu trình độ đào tạo ĐHSP trở lên, hệ đào tạo chính quy tập trung 4 năm, tốt nghiệp Đại học từ hạng khá trở lên, là sinh viên các Trường ĐHSP Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội.
(HBĐT) - Ngày 29/10, Trường Chính trị tỉnh tổ chức lễ bế giảng lớp đào tạo bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng khoá I, II năm 2014 cho 99 học viên là lãnh đạo cấp phòng của các sở, ban, ngành và các huyện, TP trong tỉnh. Trong thời gian 2 tháng, các học viên được tiếp thu 10 chuyên đề, 2 phần chính gồm kiến thức kỹ năng quản lý và lãnh đạo chung của cấp phòng; kiến thức kỹ năng quản lý và lãnh đạo theo lĩnh vực.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Lịnh, Trưởng phòng GD &ĐT huyện Lạc Sơn cho rằng, nhiều năm qua, cùng với toàn huyện, ngành nỗ lực tham gia chương trình xây dựng NTM bằng những việc làm thiết thực và hiệu quả. Tới thời điểm này, trong các tiêu chí liên quan đến GD, Lạc Sơn đạt được tốt tiêu chí 14 nhưng tiêu chí thứ 5 vẫn là một thách thức cần vượt qua.
(HBĐT) - Bước vào năm học 2014-2015, thầy và trò trường THCS Cửu Long (Lương Sơn) có nhiều hoạt động thi đua thiết thực chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập trường. Trong đó, tâm điểm là phong trào “Dạy tốt - học tốt” nhằm tiếp tục khẳng định là đơn vị đầu tàu khối các trường THCS xuất sắc của huyện và tỉnh.