Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh trao bằng khen của UBND tỉnh cho đại diện các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh trao bằng khen của UBND tỉnh cho đại diện các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

(HBĐT) - Ngày 19/1, Ban chỉ đạo đề án 1956 tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 5 năm thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Thủ tướng Chính phủ. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo đề án 1956 đến dự. Tham dự có đại diện lãnh sở, ban, ngành và các huyện, thành phố trong tỉnh.

 

Trong 5 năm (2010-2014) các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương đã tổ chức 627 lớp dạy nghề theo các trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho 17.957 người, đạt 39,9% so với giai đoạn. Trong đó, nghề phi nông nghiệp 10.016 người, đạt 50,1%, nghề nông nghiệp 7.941 người, đạt 31,7%. Qua 5 năm triển khai có nhiều mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả như nghề may công nghiệp, may túi xách siêu thị sau đào tạo 100% học viên được các công ty tuyển dụng với mức lương 4-5 triệu đồng/người/tháng; mô hình đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật cho lao động sản xuất sản phẩm nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng mía, trồng rau sạch, trồng su su…. Mô hình đào tạo nghề phụ, truyền thống để tạo việc làm lúc nông nhàn như mây tre đan, chổi chít, đan nón, móc vòng, nghề thêu dệt thổ cẩm….

 

Tại hội nghị, đại diện các sở, ban, ngành, địa phương nêu những hạn chế trong đào tạo nghề nông thôn như: Mức hỗ trợ người học nghề thấp, người được đào tạo ra ít cơ hội việc làm, một số nơi đào tạo còn chạy theo số lượng, chất lượng thấp chưa phù hợp với nhu cầu người học nghề, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu, người lao động sau khi học nghề chưa duy trì được lâu dài, chưa gắn kết được cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp, công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề việc làm cho lao động nông thôn chưa sát thực tế….

 

Trong giai đoạn 2015-2020 theo kế hoạch đề án sẽ đào tạo dạy nghề cho 45.000 lao động nông thôn, dạy nghề cho 1.000 người khuyết tật, tổ chức tập huấn phổ biến pháp luật dạy nghề cho khoảng 2.000 lượt cán bộ quản lý, giáo viên và người dạy nghề, đào tạo bồi dưỡng cho 6.000 lượt cán bộ, công chức xã.

 

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bùi Văn Cửu nhấn mạnh: Để hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu của đề án các sở, ban, ngành cần điều chỉnh nhiệm vụ của mình phù hợp với tình hình thực tế. Khảo sát, xây dựng kế hoạch dạy nghề từ nay đến năm 2020 theo đúng định hướng phát triển KT-XH của tỉnh, huyện, thành phố. Đào tạo nghề theo đúng quy hoạch ngành nghề, người học nghề, nhu cầu doanh nghiệp, xã hội. Dạy nghề gắn với dạy kỹ năng sống, giao tiếp, lồng ghép nguồn lực tận dụng tối đa cơ sở vật chất đồng thời hạn chế đầu tư dàn trải.

 

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho 12 tập thể, 13 cá nhân. Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tặng giấy khen cho 18 tập thể, 19 cá nhân đã có thành tích trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

 

 

 

                                                                                   Việt Lâm

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Hoàng Minh Tuấn, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy phát biểu chỉ đạo tại lễ khai giảng.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng ngành GD – ĐT lẵng hoa tươi thắm.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho nhà giáo Trần Quang Đức.

Các điển hình tiêu biểu ngành GD & ĐT dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ

(HBĐT) - Ngày 15/1, các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến xuất sắc, tiêu biểu ngành GD & ĐT đã đặt vòng hoa, dâng hương tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình thủy điện Hòa Bình. Đoàn gồm có lãnh đạo, đại diện Sở GD & ĐT, các phòng GD & ĐT huyện, thành phố và 281 tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến xuất sắc, tiêu biểu giai đoạn 2010 – 2014.

Khai mạc trưng bày đồ dùng dạy học

(HBĐT) - Nằm trong khuôn khổ chương trình hội nghị điển hình tiên tiến ngành GD&ĐT giai đoạn 2010- 2014, chiều 15/1, tại Cung Văn hoá tỉnh, Sở GD&ĐT tổ chức khai mạc trưng bày đồ dùng dạy học.

Báo Đầu tư trao 80 suất học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

(HBĐT) - Ngày 15/1, Báo Đầu tư phối hợp với UBND xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) tổ chức trao 80 suất học bổng “Vì trẻ em Việt Nam” cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên đạt thành tích học tập khá, giỏi của trường tiểu học và trường THCS xã Ân Nghĩa.

Bế giảng lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 

(HBĐT) - Ngày 13/1, tại xã Mường Chiềng (Đà Bắc), Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm - Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức lễ bế giảng lớp dạy nghề hàn điện khóa 16 cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ.

Nơi chất lượng giáo dục dân tộc được khẳng định mạnh mẽ

(HBĐT) - Trường Phổ thông DTNT THPT tỉnh đã có 56 năm xây dựng và phát triển. Nhiều năm qua, nhà trường liên tục làm tốt nhiệm vụ chính trị của mình, đó là đào tạo nguồn cán bộ dân tộc, phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH, AN-QP vùng dân tộc, miền núi nói riêng và tỉnh nhà nói chung. Trong thời kỳ đổi mới, nhất là trong giai đọan 2010-2014, trường đã vươn lên trở thành điển hình xuất sắc về GD dân tộc của tỉnh và hệ thống các trường PTDTNT toàn quốc.

Nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

(HBĐT) - Năm học 2013 - 2014 trường tiểu học xã Kim Bình (Kim Bôi) được UBND tỉnh công nhận danh hiệu trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 và tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối giáo dục tiểu học và được Sở GD&ĐT công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 3. Liên tục 11 năm liền, nhà trường luôn đạt tập thể lao động xuất sắc và được UBND tỉnh tặng bằng khen.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục