Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội và Dân tộc (HĐND tỉnh) phát biểu tại buổi giám sát.
(HBĐT) - Ngày 17/4, Đoàn công tác của Ban Văn hoá - Xã hội và Dân tộc (HĐND) tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội và Dân tộc làm trưởng đoàn đã khảo sát, giám sát công tác quản lý đào tạo và công tác giáo dục dân tộc vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT, toàn tỉnh hiện có 11 trường PTDTNT với 2.920 học sinh, trong đó 2.743 học sinh là người dân tộc thiểu số. Đến nay, toàn tỉnh có 5 trường phổ thông dân tộc bán trú với 648 học sinh, trong đó 562 học sinh bán trú là con em dân tộc thiểu số. Về quy mô học sinh dân tộc, hiện toàn tỉnh có 142.458 học sinh là người dân tộc thiểu số, trong đó có 46.188 trẻ mầm non; 48.885 học sinh tiểu học; 31.146 học sinh THCS và 16.239 học sinh trung học phổ thông.
Trong những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục có những giải pháp, biện pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục dân tộc trên địa bàn tỉnh, tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy và học đối với học sinh dân tộc. Năm 2013- 2014 được chọn là “Năm giáo dục vùng khó khăn” nhằm mục đích nâng cao một bước chất lượng giáo dục toàn diện vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh. Làm tốt công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp học THCS và THPT, bảm bảo các chế độ, chính sách đối với học sinh dân tộc. Khảo sát phân loại học sinh và lên kế hoạch giáo dục từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. Khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các vùng được rút ngắn. Năm 2014 - 2015, toàn tỉnh có 8 HS dân tộc thiểu số đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, 100% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ, phổ cập giáo dục THCS; 99,5% xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. 100% giáo viên tiểu học, THCS, THPT là người dân tộc nội trú đạt chuẩn trở lên. Đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS, có 62,9% cán bộ quản lý và giáo viên đạt trình độ trên chuẩn.
Năm qua, ngành GD-ĐT tỉnh đã chỉ đạo tăng cường dạy tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số ở trường mầm non, tiểu học và dạy tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ CB,CC,VC trên địa bàn tỉnh. Thực hiện đầy đủ, đúng và kịp thời các chế độ chính sách giáo dục dân tộc, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, có 26 trường mầm non, phổ thông thuộc các xã vùng đặc biệt khó khăn đạt chuẩn quốc gia, chiếm 11,3% tổng số trường đạt chuẩn trên toàn tỉnh; 8/11 trường PTDTNT đạt chuẩn (72,7%).
Tại buổi giám sát, ngành GD-ĐT đã kiến nghị với đoàn công tác của HĐND tỉnh một số nội dung như: Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện, thành phố rà soát, sắp xếp quy hoạch mạng lưới trường, lớp học ở các lớp có quy mô quá nhỏ trong cùng một địa bàn phù hợp với yêu cầu CCHC, tinh giản tổ chức bộ máy đảm bảo theo quy định; dành kinh phí để xây dựng các trường PTDTTN; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung phục vụ cho kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia và nâng cấp trang, thiết bị dạy học, công trình phụ trợ cho các trường học vùng sâu, xa; tăng biên chế và kinh phí chi thường xuyên cho các đơn vị trường học; đề nghị bố trí nhân viên điện nước cho các trường DTNT...
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Toàn đã đánh giá cao sự chuẩn bị về thông tin, số liệu báo cáo của Sở GD-ĐT. Thông qua ý kiến đóng góp của các đại biều đã làm rõ được những những vướng mắc, bất cập trong công tác quản lý đào tạo và công tác giáo dục dân tộc vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh. Sau cuộc giám sát này, Ban VH-XH&DT sẽ tổng hợp báo cáo một cách toàn diện những khó khăn, vướng mắc trên để đề xuất với tỉnh, các cơ quan liên quan cùng quan tâm tháo gỡ trong thời gian tới.
Thuý Hằng
(HBĐT) - Trong giai đoạn 2010 - 2014, ngành GD&ĐT huyện Lương Sơn đã có nhiều giải pháp để nâng tầm chất lượng phong trào thi đua yêu nước với nhiều nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, thiết thực. Đội ngũ CB, GV và học sinh của trên 70 đơn vị trường học đã tích cực tham gia, hưởng ứng các CVĐ do huyện và ngành phát động. Bên cạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt”, toàn ngành còn triển khai, thực hiện nhiều phong trào thi đua, CVĐ như “Giỏi việc trường - đảm việc nhà”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”...
(HBĐT) - Sáng 3/4, Khối thi đua số III, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác khuyến học năm 2014, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2015.
(HBĐT) - Sáng 3/4, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tập huấn công tác thi THPT quốc gia năm 2015. Kỳ thi năm 2015 nhằm mục đích lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học.
Kỳ thi THPT quốc gia 2015 sẽ sử dụng hệ thống phần mềm quản lý thi, cho phép quản lý thống nhất toàn bộ dữ liệu các khâu: Quản lý hồ sơ đăng ký, Tổ chức thi, Quản lý kết quả thi, xét tuyển tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ. Thí sinh có thể dùng tài khoản được cung cấp để biết kết quả xét tuyển cũng như xem số liệu thống kê của các trường để có lựa chọn phù hợp.
(HBĐT) - Sáng 31/3, Hội Khuyến học phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thảo “Mô hình gia đình nông dân đạt tiêu chuẩn gia đình học tập”. Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Sở GD&ĐT, Hội Khuyến học và đại diện gia đình nông dân phấn đấu đạt chuấn “Gia đình nông dân học tập” của các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lạc Sơn, Cao Phong và thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Noong Luông là xã vùng cao của huyện Mai Châu, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đói, nghèo chiếm hơn 30%. Tuy vậy, phong trào học tập ở xã luôn được người dân quan tâm, chú trọng.