Để nâng cao chất lượng học ngoại ngữ, hiện nay, các tiết học tiếng Anh của trường đều trực tiếp học trên phòng máy vi tính.
(HBĐT) - Trường THCS xã Tú Sơn hiện có trên 300 học sinh, và 25 cán bộ, giáo viên. Trong những năm qua với mục tiêu cùng với nhiệm vụ nâng cao chất lượng chuyên môn, phong trào thi đua “giỏi việc trường – đảm việc nhà” đã trở thành động cơ thi đua, mục tiêu phấn đấu của nữ cán bộ, giáo viên nhà trường và những kết quả đạt được góp phần quan trọng vào sự phát triển của nhà trường.
Nhận thức rõ vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ mới, những năm qua, chi bộ, ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện để cán bộ, giáo viên nữ có điều kiện phát triển toàn diện, trong đó đặc biệt quan tâm để cán bộ nữ có điều kiện học tập, nâng cào trình độ chuyên môn và tham gia các hoạt động xã hội, tạo một môi trường làm việc thân thiện để cán bộ, giáo viên nhà trường phấn đấu, cống hiến. Tính đến nay, 100% cán bộ, giáo viên nhà trường có trình độ đạt chuẩn và gần 70% giáo viên vượt chuẩn. Trường có 4 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 16 giáo viên giỏi cấp trường, trong đó giáo viên nữ chiếm tỷ lệ cao. Không chỉ tích cực nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nữ cán bộ, giáo viên nhà trường không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng chuyên môn. Cô giáo Nguyễn Thị Nga, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: để đổi mới phương thức giảng dạy, nhà trường vận động mỗi cán bộ giáo viên tích cực ứng dụng CNTT vào giảng dạy, chú trọng các bài giảng thực hành và dùng máy chiếu. Thực tế đây là sự nỗ lực rất lớn của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường nói chung và các cô giáo nói riêng. Bởi trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn, còn hạn chế về trình độ ứng dụng CNTT, đặc biệt là với những giáo viên lớn tuổi, lâu năm trong nghề nhưng với tâm huyết vào lòng yêu nghề, nhiều cô giáo đã chịu khó tự tìm tòi học hỏi để ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Với một đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh, chất lượng dạy và học ở trường THCS xã Tú Sơn ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ chuyển lớp, chuyển cấp đạt 100%. Năm học 2014-2015, nhà trường có 25 học sinh giỏi cấp huyện, 7 em học sinh giỏi cấp tỉnh, 97% học sinh có hạnh kiểm tốt.
Bên cạnh “giỏi việc trường”, những nữ cán bộ, giáo viên nhà trường cũng giữ tròn vai trò làm vợ, làm mẹ xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ. Theo cô giáo Nguyễn Thị Nga, Hiệu trưởng nhà trường, nhiều nữ giáo viên nhà trường không phải là người bản địa mà chủ yếu ở các vùng khác, thậm chí có giáo viên hàng ngày vẫn vượt gần 30 km từ thành phố Hòa Bình vào trường để giảng dạy. Để giúp cán bộ, giáo viên nhà trường yên tâm công tác, cùng với Ban giám hiệu, Công đoàn trường đã chủ động triển khai nhiều hoạt động chăm lo đời sống cho chị em như xây dựng quỹ công đoàn để thăm hỏi động viên cán bộ, giáo viên khi ốm đau, hiếu hỷ; tổ chức đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm, giao lưu với các trường trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt trong năm học 2014 – 2015, hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, Ban giám hiệu nhà trường đã phối hợp với công đoàn xây dựng mô hình sinh nhật lớp không chỉ dành cho học sinh mà cho cả các thầy cô giáo. Mục tiêu của mô hình sinh nhật lớp là để các em coi lớp học như là một ngôi nhà thứ hai của mình. Trong đó, dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo, các em tự tay trang trí lớp học và vào đầu năm học các lớp sẽ tự tổ chức liên hoan, sinh nhật lớp để mọi thành viên trong lớp đoàn kết gắn bó với nhau hơn. Hàng tháng mọi thành tích khen thưởng chung của lớp hoặc của các thành viên trong lớp đều được trưng bày trang trọng hoặc trên bảng thành tích của lớp để từ đó cùng động viên nhau học tập. Cô Nga, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: mô hình này không chỉ hấp dẫn các em học sinh mà còn giúp các thầy cô giáo thực sự yêu nghề, gắn bó với trường với lớp nhiều hơn.
Với những nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường, dù là trường thuộc địa bàn khó khăn của huyện nhưng nhiều năm liền, trường THCS Tú Sơn được công nhận là đơn vị xuất sắc ngành giáo dục huyện, tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường nhiều năm được các cấp công đoàn huyện Kim Bôi khen thưởng.
Đ.H
(HBĐT) - Chi học Hà Công - dòng tộc Khà Khun Luông ở xóm Mỏ, xóm Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) có 65 hộ với 282 nhân khẩu. Vào năm 1946, chi họ có ông Hà Công Xành học lớp xóa mù theo chương trình bình dân học vụ của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên do học không chăm chỉ, thầy giáo đã đóng một cái bảng và ghi một chữ to “DốT” đeo đằng sau lưng. Ông Xành gõ mõ đi cả làng trên, xóm dưới.
(HBĐT) - Những năm qua, phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình đã kịp thời tham mưu với lãnh đạo thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển giáo dục toàn diện. Vận dụng sáng tạo các văn bản hướng dẫn về thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1152/QĐ, ngày 1/7/2015 phê duyệt đối tượng được hỗ hỗ trợ chi phí đi lại đối với học sinh tham gia kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2015.
(HBĐT) - Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh vừa phối hợp với Công đoàn Giáo dục huyện Lạc Sơn nghiệm thu, trao 120 triệu đồng, hỗ trợ và gắn biển nhà mái ấm công đoàn cho 4 đoàn viên, gồm: Bùi Thị Hiền – Trường mầm non xã Văn Sơn; Bùi Thị Niên- trường mầm non Tân Mỹ, Bùi Thị Nguyệt, trường mầm non Ân Nghĩa và Bùi Thị Tẩm – trường mầm non Tân lập.
(HBDDT) - Ở tỉnh ta đã có 4 đơn vị xã, trường từng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động trong lĩnh vực GD &ĐT gồm: xã Ngổ Luông (Tân Lạc), trường PT dân tộc nội trú THPT tỉnh, trường MN Đồng Tâm (Lạc Thủy) và trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ. Trong đó, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, ngôi trường từng có 68 năm xây dựng và trưởng thành tiếp tục ở vị thế là trung tâm GD chất lượng cao của khu vực và toàn quốc.
(HBĐT) - Những năm gần đây, công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn xã Yên Lạc (Yên Thủy) có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành nét đẹp truyền thống trong các gia đình, dòng họ. Dòng họ Trần là một trong những dòng họ tiêu biểu trong phong trào này.