Một góc học tập của Bùi Thị Bích Liên tại gia đình.

Một góc học tập của Bùi Thị Bích Liên tại gia đình.

(HBĐT) - “Có ước mơ, có thành công” đó là động lực để em Bùi Thị Bích Liên (học sinh lớp 12 A1, trường THPT DTNT tỉnh) luôn luôn phấn đấu học tập trong suốt quá trình 12 năm học phổ thông vừa qua. Liên là tấm gương sáng của các bạn nhất là đối với các học sinh người dân tộc trong tỉnh soi vào học tập, noi theo.

 

Nuôi mơ ước

 

Ngay từ bé, Bích Liên đã có suy nghĩ mong ước sau này sẽ trở thành bác sỹ khoa ngoại thần kinh có thể tạo nên những điều kỳ diệu trong cuộc sống. Biết rằng muốn khoác lên mình chiếc áo blouse trắng đầu tiên là phải học thật giỏi, cũng vì đó, Liên không ngừng phấn đấu học tập trong suốt 12 năm phổ thông. Là con cả trong gia đình có 2 chị em, ngoài việc học tập, Liên còn phải phụ giúp cha mẹ việc gia đình và trông coi em, kèm em học tập. Nhiều việc trong ngày cần phải hoàn thành, em phải sắp xếp, cân đối thời gian để thực hiện, nhờ đó, đã giúp em hình thành suy nghĩ lô gic, khoa học trong học tập.

 

Hoàn thành lớp 9, em thi đậu vào trường THPT DTNT tỉnh. Tiếp tục phát huy kết quả học tập của những năm trước, em chăm chỉ học để không phụ lòng cha mẹ tin tưởng. Được học tập trong ngôi trường bán trú, Liên tự ý thức phải nêu cao tinh thần tự giác học tập. Sau mỗi buổi lên lớp, chiều em đến thư viện học thêm kiến thức mở rộng, nâng cao và phụ giúp cán bộ thư viện những công việc như sắp xếp sách, tài liệu, vào sổ ghi chép… Thời gian rảnh em đọc cách loại sách về các lĩnh vực văn học, lịch sử, khoa học tự nhiên… đã tạo cơ hội để em trau dồi kiến thức xã hội.  

 

Với kinh nghiệm của bản thân, em giành 70% thời gian để học các môn thi đại học và 30% cho các môn còn lại. Và sau mỗi một buổi học, ngay ngày hôm đó em sẽ học và làm bài tập luôn để kiến thức một lần nữa khắc sâu vào trí nhớ và tránh tình trạng quên bài. Là học sinh giỏi trong lớp, nhiều lần em đã được trực tiếp đứng trên bục giảng hỗ trợ giáo viên giảng giải về kiến thức toán học, hóa học cho các bạn cùng lớp, đồng thời em sẵn sàng giúp đỡ các bạn cùng lớp mỗi khi có vướng mắc trong học tập. Qua đó, đã giúp Liên tự tin và tạo động lực để hăng say tìm hiểu thêm kiến thức.

 

“Gặt” thành quả

 

Với 12 năm liền là học sinh giỏi cấp trường, lên cấp III Liên thật sự bứt phá về thành tích. Lớp 11, em giành được 2 giải nhất tại kỳ thi học sinh giỏi toán kiến thức lớp 12 cấp tỉnh và giải toán trên máy tính cầm tay. Cũng năm đó, em được Sở GD & ĐT chọn tham gia Festival các trường DTNT toàn quốc và không phụ sự mong mỏi của thầy cô, gia đình em đã giành được HCV môn toán học lớp 11. Lên lớp 12, em tiếp tục thể hiện khả năng học giỏi toàn diện của mình khi có điểm tổng kết năm học đạt 9,0 và tiếp tục giành được 2 giải nhất tại kỳ thi học sinh giỏi môn hóa học cấp tỉnh và giải hóa trên máy tính cầm tay.

 

Là năm đầu tiên Bộ GD & ĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, nhưng Liên vẫn rất tự tin với những kiến thức mà mình đã tích lũy được để bước vào kỳ thi đó. Em chia sẻ: Gia đình đã khuyên em nên đăng ký xét tuyển nguyện vọng I vào trường đại học nào đó có điểm xét tuyển vừa phải để chắc chắn đỗ, tuy nhiên em vẫn quyết tâm đăng ký vào trường Đại học Y Hà Nội (khối B) và trường Đại học Dược (khối A). Với quyết tâm đó, em miệt mài ôn tập, tổng kết kiến thức đã học và bước vào kỳ thi với tâm lý thoải mái. Niềm vui vỡ òa khi nhận được giấy báo điểm, với tổng điểm 49,75 – Liên trở thành học sinh là người dân tộc có số điểm cao nhất tại kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015. Với tổng điểm khối A đạt 27,75 ; khối B đạt 27,5 (sinh 8,5; toán 9, Hóa 10, Lý 8,75)– cánh cửa vào đại học đối với Liên đã rất rộng mở !

 

 

 

                                                     Hồng Nhung

 

 

Các tin khác

Trường mầm non Họa My, thị trấn Hàng Trạm được đầu tư xây dựng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Không có hình ảnh
(Ảnh minh họa: Dương Mai)
Không có hình ảnh

Thiết thực phong trào thi đua “giỏi việc trường – đảm việc nhà”

(HBĐT) - Trường THCS xã Tú Sơn hiện có trên 300 học sinh, và 25 cán bộ, giáo viên. Trong những năm qua với mục tiêu cùng với nhiệm vụ nâng cao chất lượng chuyên môn, phong trào thi đua “giỏi việc trường – đảm việc nhà” đã trở thành động cơ thi đua, mục tiêu phấn đấu của nữ cán bộ, giáo viên nhà trường và những kết quả đạt được góp phần quan trọng vào sự phát triển của nhà trường.

Trường Quân sự tỉnh: Hoàn thành tốt nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo

(HBĐT) - Với chức năng bồi dưỡng lý luận QP -AN cho cán bộ thuộc đối tượng 3 của tỉnh; đào tạo CHT quân sự xã, phường, thị trấn và giảng dạy bộ môn giáo dục QP -AN cho sinh viên các trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề trên địa bàn TP Hòa Bình; tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ sỹ quan, QNCN; tổ chức đăng cai huấn luyện, bồi dưỡng cho các đoàn tham gia hội thi, hội thao của LLVT tỉnh.

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 93,48%

(HBĐT) - Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2015, toàn tỉnh có 8.063 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó: khối THPT có 7.236 thí sinh và khối TT GDTX có 827 thí sinh, số thí sinh nữ có 3.881 em, 5.297 học sinh dân tộc thiểu số, 85 thí sinh tự do. Theo thống kê tốt nghiệp THPT năm 2015, toàn tỉnh có 7.537 thí sinh đỗ tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 93,48%. Trong đó: khối THPT đạt tỷ lệ 93,91% và khối TT GDTX đạt 89,72%.

Thiết thực phong trào thi đua “Giỏi việc trường - đảm việc nhà”

(HBĐT) - Ngành GD &ĐT hiện có 20.912 CB, GV, NV, trong đó, nữ chiếm 75%. Vì thế, công tác nữ nói chung và phong trào thi đua “Giỏi việc trường - đảm việc nhà” nói riêng luôn được quan tâm đặc biệt. Trong giai đoạn 2010-2015, phong trào thi đua này đã thực sự tạo được những dấu ấn tốt, góp phần thúc đẩy vào bước phát triển chung của sự nghiệp GD &ĐT tỉnh.

Xây dựng cộng đồng học tập ở tiểu khu 6

(HBĐT) - Tiểu khu 6 – thị trấn Lương Sơn (huyện Lương Sơn) có gần 200 hộ dân, trong những năm qua, công tác khuyến học, khuyến tài luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy chính quyền và sự tích cực của người dân. Chi hội khuyến học của tiểu khu đã phát huy tốt vai trò nòng cốt, phối hợp với các hội, đoàn thể và tranh thủ sự ủng hộ để tạo điều kiện thuận lợi, động viên nhân dân không ngừng học tập, xây dựng xã hội học tập.

Kinh nghiệm xây dựng dòng họ học tập ở Mai Châu

(HBĐT) - Chi học Hà Công - dòng tộc Khà Khun Luông ở xóm Mỏ, xóm Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) có 65 hộ với 282 nhân khẩu. Vào năm 1946, chi họ có ông Hà Công Xành học lớp xóa mù theo chương trình bình dân học vụ của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên do học không chăm chỉ, thầy giáo đã đóng một cái bảng và ghi một chữ to “DốT” đeo đằng sau lưng. Ông Xành gõ mõ đi cả làng trên, xóm dưới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục