Khu phố Đoàn Kết (TT Vụ Bản - Lạc Sơn) tăng cường công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập.

Khu phố Đoàn Kết (TT Vụ Bản - Lạc Sơn) tăng cường công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập.

(HBĐT) - Phòng GD & ĐT huyện Lạc Sơn vừa vinh dự đón bằng khen của Bộ GD & ĐT vì có thành tích xuất sắc trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục giai đoạn 2009 - 2014. Cùng với đó, các đơn vị trung tâm GDTX huyện, trường mầm non xã Văn Nghĩa, trường TH thị trấn Vụ Bản, THCS Võ Thị Sáu cũng nhận bằng khen của UBND tỉnh trong phong trào thi đua giai đoạn 2014 - 2015. Đây là minh chứng cụ thể, rõ ràng nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện Lạc Sơn về lĩnh vực GD & ĐT trên địa bàn.

 

Đồng chí Bùi Văn Chanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: Đảng bộ, chính quyền huyện Lạc Sơn luôn xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển nhanh, bền vững của huyện. Những năm qua, UBND huyện quan tâm, chỉ đạo huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và toàn dân chung tay chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.  UBND huyện đã chỉ đạo ngành GD & ĐT xây dựng kế hoạch triển khai theo từng năm học và sát  với tình hình thực tế địa phương. Đồng thời, vào mỗi dịp đầu năm học, UBND huyện luôn ban hành kịp thời chỉ thị về việc chuẩn bị cho năm học mới; chỉ đạo ngành GD & ĐT phối hợp với các cơ quan, ban, ngành từ huyện đến cơ sở quan tâm thực hiện tốt công tác “3 đủ” cho học sinh. Bên cạnh đó, công tác xã hội hóa thu hút đầu tư cho ngành GD & ĐT được đẩy mạnh, huyện đã huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường, trung tâm học tập cộng đồng, đặc biệt là đối với các trường xây dựng chuẩn quốc gia.

 

Năm học qua, toàn huyện có 96 trường học từ cấp mầm non đến THPT với 257 chi, điểm trường và trên 32.000 học sinh. Hiện nay, quy mô trường lớp học được sắp xếp hợp lý, cơ sở vật chất được bổ sung, nâng cấp và xây mới cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng được nâng cao; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS thi đỗ vào các trường trọng điểm như THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, trường DTNT THPT tỉnh hàng năm đều cao; học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước ngày càng nhiều; công tác phổ cập ở 3 cấp học mầm non, TH, THCS luôn được giữ vững và nâng cao về chất lượng. Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn năm sau luôn cao hơn năm trước.

 

Từ sự chỉ đạo của UBND huyện, các xã, thị trấn đã tăng cường xã hội hóa giáo dục. Năm học 2014  - 2015, UBND huyện đã huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường trên 50 tỷ đồng, các tổ chức, đoàn thể và phụ huynh học sinh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động tham gia xây dựng cơ sở vật chất như tường bao, sân chơi... tại các trường học, đặc biệt đối với điểm trường lẻ, xa trung tâm. Huyện chỉ đạo các xã, thị trấn chú trọng xã hội hóa, huy động các nguồn lực xây dựng trường chuẩn quốc gia, phấn đấu đến hết năm 2015, toàn huyện có 29 trường được công nhận, đạt tỷ lệ 30,5% tổng số trường học trên địa bàn.

 

Để nâng cao chất lượng giáo dục tại các đơn vị trường học, UBND huyện đã chỉ đạo phòng GD & ĐT phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu của chủ tịch UBND huyện ban hành quy chế điều động, luân chuyển cán bộ quản lý, giáo viên một cách hợp lý để thu hút nhân tài, đặc biệt là vận động các đồng chí cán bộ quản lý, giáo viên có nghiệp vụ chuyên môn sư phạm vững, là giáo viên giỏi các cấp tình nguyện về công tác tại các trường vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời, huyện có chủ trương triển khai các hoạt động kết nghĩa, học hỏi kinh nghiệm giữa các trường học vùng thuận lợi với các trường vùng khó khăn nhằm tạo bước đột phá nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn, từng bước thu hẹp khoảng cách chất lượng giữa các vùng trong huyện.

 

 

H.N

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Quách Thế Tản, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh phát biểu tại hội nghị.
Học sinh trường tiểu học Thịnh Lang-  thành phố Hòa Bình được khám chữa bệnh bằng BHYT.
Toàn bộ học sinh trường THPT Công nghiệp phải nghỉ học do trường bị ngập nước.

Công đoàn ngành GD & ĐT triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 – 2016

(HBĐT) - Ngày 16/9, công đoàn giáo dục (CĐGD) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn năm học 2014 – 2015 và triển khai phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 – 2016. Dự hội nghị có lãnh đạo Công đoàn giáo dục Việt Nam, LĐLĐ tỉnh, Sở GD & ĐT, CĐGD huyện, thành phố, đại diện công đoàn trực thuộc.

Đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

(HBĐT) - Tuy là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn nhưng công tác GD & ĐT của tỉnh ta những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc, cùng với giáo dục đại trà chất lượng giáo dục mũi nhọn đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Hiện, toàn tỉnh duy trì 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 209/210 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia, Hòa Bình là đơn vị có thành tích xếp ở vị trí 20 – 25/74 đơn vị tham gia (trung bình mỗi năm tỉnh có trên 40 học sinh đạt giải).

Kiểm định tất cả chương trình đào tạo từ xa cấp văn bằng

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Phát triển đào tạo từ xa giai đoạn 2015-2020”. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, tất cả các chương trình đào tạo từ xa cấp văn bằng được kiểm định.

Tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Nhân dịp đầu năm học mới 2015 – 2016, các tổ chức, doanh nghiệp đã đến thăm và tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Yên Thủy.

Tuyên dương, khen thưởng 99 học sinh tiêu biểu

(HBĐT) - Vừa qua, Hội Khuyến học phường Hữu Nghị đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên tiêu biểu, học sinh giỏi các cấp năm học 2014-2015, đồng thời phối hợp với Ban Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em, Đoàn thanh niên phường trao quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nâng bước học sinh nghèo, trẻ mồ côi đến trường

(HBĐT) - Con đường đến trường của em Đào Như Tuyết, học sinh lớp 10, trường THPT Nguyễn Trãi (Lương Sơn) xa xôi và ghập ghềnh hơn nhiều bạn cùng trang lứa khác. Nhà em ở tận xóm Rụt, xã Tân Vinh, cách trường hơn 5 cây số phải vượt qua ngầm tràn, nhiều đoạn đường dốc, nền đá sỏi. Hoàn cảnh của Tuyết cũng khá đặc biệt bởi em mồ côi mẹ từ tấm bé, bố em không có công ăn việc làm ổn định, cuộc sống gia đình bấp bênh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục