Các em học sinh tỉnh ta cùng các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 6 tỉnh Tây Bắc nhận học bổng “Tiếp sức đến trường” năm 2015 tại tỉnh Lai Châu.
(HBĐT) - Là năm thứ 3 được triển khai tại Hòa Bình, học bổng “Tiếp sức đến trường” do Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh, Tỉnh đoàn, Sở GD&ĐT 6 tỉnh Tây Bắc phối hợp tổ chức đã nâng bước cho hàng trăm sinh viên nghèo tiếp tục đến trường. Riêng trên địa bàn tỉnh ta, năm nay đã có 16 sinh viên nghèo tiêu biểu được trao học bổng, chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão đẹp tiếp tục bay cao, bay xa.
Những tấm gương vượt khó
Cùng cán bộ Huyện đoàn, chúng tôi tìm về xóm
Hà Thị Hòa sinh ra trong gia đình thuần nông, thuộc diện hộ nghèo. Cả nhà có 4 người chỉ trông vào 2 sào ruộng. Hòa chia sẻ: 2 chị em cùng đang ở tuổi đi học nên chi phí dành cho học tập rất lớn, cảnh thiếu trước, hụt sau là điều không tránh khỏi. Bữa cơm chỉ có rau, dưa, thậm chí là nước mắm chan mỡ hành không còn xa lạ. Kiên trì học tập, 12 năm phổ thông, em luôn là học sinh khá, giỏi. Cầm tờ giấy báo trúng tuyển vào Khoa Sư phạm địa lý, trường đại học Tây Bắc, niềm vui chẳng thể trọn vẹn khi gia đình không có khả năng để em tiếp tục đi học.
Đến phố Độc Lập, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), ai cũng biết đến tấm gương hiếu học, vượt khó của Phạm Thị Phượng. Mẹ em mắc bệnh thần kinh đến nay đã gần 18 năm. Khi em lên 6, bệnh của mẹ nặng hơn, em buộc phải chín chắn hơn tuổi để vừa chăm sóc mẹ những khi trái gió, trở trời, vừa phụ giúp bố phần nào công việc gia đình. Cả nhà 4 người chỉ trông vào 3,2 triệu đồng mỗi tháng từ công việc bảo vệ và quét dọn của bố mẹ em. Hoàn cảnh khó khăn là vậy nhưng 12 năm liền, Phạm Thị Phượng luôn là học sinh giỏi, giành được nhiều thành tích trong các cuộc thi học sinh giỏi các cấp. Đỗ vào Khoa Kế toán, Học viện Tài chính với 23 điểm, Phượng trở thành tấm gương sáng của bạn bè đồng trang lứa, niềm tự hào của gia đình và bà con phố Độc Lập, thị trấn Vụ Bản. Tuy nhiên, để theo đuổi ước mơ học tập dưới mái trường đại học có lẽ là quá sức với gia đình em.
“Bếp than hồng giữa căn chòi lạnh lẽo”
Điền vào mẫu đơn xin cấp học bổng của Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh sau khi nhận được gợi ý của các bác trong Đảng ủy, chính quyền xã và tổ chức đoàn, Hòa, Phượng ngày đêm mong chờ phép màu sẽ xuất hiện. Không phụ lòng mong mỏi, đơn của các em đã được thẩm định, đồng ý xét duyệt. 16 suất học bổng trị giá mỗi suất 7 triệu đồng từ quỹ học bổng “Tiếp sức đến trường” đã được trao cho Hòa, Phượng và 14 sinh viên nghèo vượt khó khác trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Tính từ năm 2013 đến nay, toàn tỉnh đã có trên 50 sinh viên nghèo được trao học bổng “Tiếp sức đến trường” với hàng trăm hoài bão đẹp đã được tiếp sức để hiện thực hóa ước mơ. Điều đáng mừng là những sinh viên được trao học bổng đến nay đều đang hoàn thành tốt việc học tập tại giảng đường đại học. Không ngừng nỗ lực học tập tốt, rèn luyện tốt, có không ít em đã được tham gia vào các lớp cảm tình Đảng, là tấm gương sáng trong phong trào thi đua “sinh viên 5 tốt” tại các trường đại học.
Chị Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Bí thư Tỉnh đoàn chia sẻ: Sẽ là không quá lời nếu ví học bổng “Tiếp sức đến trường” như bếp than hồng giữa căn chòi lạnh lẽo. Từ học bổng này đã góp phần ươm mầm tài năng, thể hiện niềm tin của cộng đồng gửi vào lớp trẻ giỏi giang, có nhân cách, có khát khao vươn lên trong cuộc sống. Mong rằng các bạn sinh viên nhận học bổng hãy nắm lấy cơ hội để thực hiện mơ ước, xứng đáng với niềm tin yêu của gia đình, thầy, cô, bạn bè và cộng đồng xã hội.
Hải Yến
(HBĐT) - Công đoàn giáo dục tỉnh hiện có 20.912 nhà giáo, người lao động đang sinh hoạt tại 725 công đoàn cơ sở, trong đó, đội ngũ nữ nhà giáo, người lao động trên 16.000 người. Cùng với hoạt động công đoàn nói chung, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” của nữ nhà giáo, người lao động được đẩy mạnh với nhiều hình thức hoạt động đã tạo động lực cho đội ngũ nữ nhà giáo, người lao động hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Huy Trọng, Phó phòng GD & ĐT huyện Yên Thủy cho biết: Xác định xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện Nghị quyết HĐND huyện trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 toàn huyện cần xây dựng được 14 trường chuẩn quốc gia, đưa tỷ lệ trường đạt chuẩn trên 30% (trước nhiệm kỳ, toàn huyện có 6 trường đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 15%). Căn cứ vào Nghị quyết HĐND, phòng GD &ĐT tham mưu cho UBND huyện đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn; đẩy mạnh công tác xã hội hóa thu hút nguồn lực đầu tư về cơ sở vật chất, huy động ngày công lao động; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên...
(HBĐT) - Năm học 2014 - 2015, huyện Lạc Thủy có 983 trẻ 6 tuổi vào lớp 1, đạt tỷ lệ 100%, số trẻ từ 11 - 14 tuổi đã hoàn thành chương trình tiểu học có 3301/3328 em, chiếm 99,18%, đang học tiểu học 27 em, chiếm 0,82%.
(HBĐT) - Hiện, toàn tỉnh có 229 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 32,2%. Trong đó có 49 trường mầm non, đạt tỷ lệ 21,5% (có 3 trường đạt chuẩn mức độ 2); 109 trường tiểu học, đạt tỷ lệ 50,69% (có 9 trường đạt chuẩn mức độ 2); 65 trường THCS, đạt tỷ lệ 28,2%; 6 trường THPT, đạt tỷ lệ 15,8%. Đẩy mạnh việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, ngành GD & ĐT đã tăng cường huy động các nguồn lực phát triển giáo dục từ chương trình mục tiêu quốc gia GD &ĐT, các dự án, công tác xã hội hóa giáo dục...
(HBĐT) - Không biết mệt mỏi, càng gặp thử thách trong công việc càng làm cô thêm say mê với nghiệp làm thầy. Với cô, những khó khăn đó như nguồn cảm hứng để bản thân luôn phấn đấu, quyết tâm giải các “bài toán khó” trong công việc. Có thể khẳng định, niềm đam mê trong nghề rèn con chữ chính là động lực để cô giáo Nguyễn Thị Bạch Yến, Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ chưa bao giờ cảm thấy chùn bước trên con đường mình đã và đang đi.