Trường tiểu học Hòa Sơn A (xã Hòa Sơn - Lương Sơn)  được đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II.

Trường tiểu học Hòa Sơn A (xã Hòa Sơn - Lương Sơn) được đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II.

(HBĐT) - Trường tiểu học (TH) Hòa Sơn A (xã Hòa Sơn - Lương Sơn) là trường đầu tiên của huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia vào năm 2006. Để tiếp tục duy trì giữ vững và đảm bảo đủ tiêu chuẩn về cơ sở vật chất trường chuẩn quốc gia mức độ II và đạt chuẩn chất lượng giáo dục mức độ III, nhà trường đã có nhiều nỗ lực trong đổi mới chất lượng giáo dục, tranh thủ các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt là xã hội hóa vận động sự ủng hộ, hỗ trợ của các cơ quan, doanh nghiệp trong vào ngoài địa bàn.

 

Cô giáo Lê Thị Liên, Hiệu trưởng trường TH Hòa Sơn A cho biết: Từ năm 2010 - 2014, nhà trường đã chú trọng công tác xã hội hóa giáo dục xây dựng cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập với số tiền gần 1 tỷ đồng. Năm học 2014 - 2015, các, doanh nghiệp, phụ huynh, giáo viên ủng hộ trên 215 triệu đồng để sửa chữa cơ sở vật chất, xây dựng thư viện xuất sắc... Hiện tại, nhà trường đã đảm bảo đủ số phòng học, phòng chức năng và các công trình phụ trợ. Có thể nói, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân, nhà trường đã thực hiện có hiệu quả xây dựng trường chuẩn, góp phần hoàn thành tiêu chí số 5 về trường học của địa phương. Hiện, Hòa Sơn là xã có số trường học đạt chuẩn cao nhất huyện với  3/4 trường đã được công nhận, đạt tỷ lệ 75%. 

 Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Trưởng phòng GD & ĐT huyện Lương Sơn nhận định: Trong 2 tiêu chí về xây dựng NTM, lĩnh vực GD & ĐT, tiêu chí số 5 (xã có 70% trường đạt chuẩn quốc gia) khó thực hiện hơn cả. Theo quy định, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học cần 5 tiêu chí là tổ chức và quản lý nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; chất lượng giáo dục; tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, tại nhiều trường, việc xét công nhận đạt chuẩn gặp khó khăn bởi cơ sở vật chất còn thiếu, quỹ đất phục vụ mở rộng khuôn viên theo chuẩn còn hạn chế.  

Xác định con người là yếu tố then chốt, quyết định chất lượng giáo dục, Phòng GD&ĐT huyện đã khảo sát, đánh giá thực trạng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ toàn ngành. Từ đó, phòng xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ, tham mưu với UBND huyện trong đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, bổ nhiệm và sắp xếp đội ngũ cán bộ, giáo viên. Hiện, toàn huyện có 1.112 cán bộ, giáo viên có trình độ trên chuẩn, đạt tỷ lệ 61,9%; 666 người có trình độ đạt chuẩn, chiếm 37,1%.  

Thực hiện tiêu chí 14 (xã hoàn thành phổ cập giáo dục THPT và có trên 70% học sinh THCS tiếp tục học THPT, bổ túc, học nghề) phòng GD & ĐT đã tích cực phối hợp với các xã duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS. Theo thống kê, toàn huyện có 19/19 xã hoàn thành phổ cập THCS, có 916/1.023 học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT, bổ túc, học nghề, đạt tỷ lệ 89,5%. Đối với tiêu chí số 5, phòng GD&ĐT đã tham mưu cho UBND huyện quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị thông qua các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn huy động xã hội hóa giáo dục, kinh phí của ngành... Trong 5 năm đã huy động được trên 60 tỷ đồng  đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học. Đến nay, toàn huyện có 753 phòng học, trong đó, có 595 phòng học kiên cố, chiếm 79%; 33 phòng bộ môn, 46 phòng thư viện, 42 phòng thiết bị, 34 phòng y tế... đồ dùng, trang thiết bị dạy học được mua sắm bổ sung thường xuyên. Hiện, huyện Lương Sơn có 24 trường cơ sở vật chất đạt chuẩn; 18 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia và 6 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí số 5 trong chương trình xây dựng NTM.  

Theo đồng chí Nguyễn Thanh Bình, trong giai đoạn 2016 - 2020, trên cơ sở đánh giá tổng kết chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011 -  2015, phòng GD&ĐT tiếp tục phối hợp với các ngành, xã tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các tiêu chí trong lĩnh vực GD&ĐT. Nỗ lực huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống trường học các cấp theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Theo đó sẽ tập trung nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho các trường học; nâng cao kết quả phổ cập giáo dục THCS và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục THPT. Bên cạnh đó, ngành GD&ĐT huyện mong muốn được hỗ trợ thêm về ngân sách, có các dự án đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, cụ thể là đầu tư hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất trường lớp, giúp địa phương thực hiện tiêu chí trường học trong chương trình xây dựng NTM.

 

                                                                       Hồng Nhung

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối các trường cao đẳng, chuyên nghiệp.
Đại diện học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tặng hoa chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam cho các giáo viên bộ môn của nhà trường.
Đại diện Sở GD&ĐT trao bằng khen của Bộ GD&ĐT cho nhà giáo Quách Đình Hải, Phó Hiệu trưởng nhà trường vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác dạy và học nămhọc 2014-2015.

Trường Cao đẳng nghề Hòa Bình khai giảng năm học 2015- 2016

(HBĐT) - Sáng 19/11, trường Cao đẳng nghề Hòa Bình tổ chức lễ khai giảng năm học 2015- 2016 và kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tới dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, thành phố Hòa Bình.

Nhiều hoạt động sôi nổi và thiết thực

(HBĐT) - Phát huy tinh thần tình nguyện, những năm qua, phong trào sinh viên trường CĐSP Hòa Bình không ngừng lớn mạnh, ngày càng khẳng định vai trò của trí thức trẻ, góp phần tạo ra những lớp sinh viên “vừa hồng, vừa chuyên” để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp.

Thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới giáo dục mầm non

(HBĐT) - Cô giáo Nguyễn Thị Lệ Hường, Trưởng khoa Mầm non cho biết: Khoa Mầm non là một đơn vị trực thuộc trường CĐSP Hòa Bình, được thành lập vào tháng 10/1995 trên cơ sở sáp nhập trường Sư phạm mẫu giáo - nhà trẻ vào trường Trung học Sư phạm Hòa Bình. Những ngày đầu mới thành lập, khoa gặp không ít khó khăn. Đội ngũ giáo viên mỏng, trình độ chuyên môn không đồng đều. Số lượng học sinh theo học tại khoa ít, trình độ nhận thức và khả năng giao tiếp của học sinh có nhiều hạn chế, đa số học sinh là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh khó khăn nên chất lượng học tập của học sinh thấp. Chất lượng đào tạo của khoa trong một số năm đầu mới thành lập thường thấp hơn so với chỉ tiêu đặt ra của từng năm học.

Đa dạng, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm

(HBĐT) - Cùng với sự hình thành và phát triển của trường, năm 2012, Phòng Tổ chức -công tác HS-SV được thành lập trên cơ sở ghép hai phòng: Chính trị - Công tác HS-SV với bộ phận tổ chức cán bộ (thuộc phòng Tổ chức hành chính tổng hợp). Phòng có 8 CB, CNVC. Tuy lực lượng CB, CNVC của phòng mỏng, đầu mối công việc nhiều, đa dạng nhưng tập thể phòng luôn đoàn kết, sáng tạo, chịu khó học hỏi, nhanh nhạy trong đổi mới phương pháp làm việc đạt hiệu quả cao. Tập thể phòng liên tục nhiều năm đạt tập thể lao động tiên tiến.

Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thăm và tặng quà các nhà giáo ưu tú

(HBĐT) - Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày 18/11, đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thăm và tặng quà 2 nhà giáo ưu tú Trần Mạnh Hòa và Nguyễn Văn Song. Cùng đi có lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo, Văn phòng Tỉnh ủy.

Trường cao đẳng sư phạm Hòa Bình - Xây dựng đội ngũ đủ năng lực để gánh vác nhiệm vụ thực tiễn đòi hỏi

(HBĐT) - Năm 1991, tỉnh ta được tái lập cũng là lúc ngành GD&ĐT đứng trước một thực tế đội ngũ giáo viên các ngành học phổ thông thiếu trầm trọng. Hầu hết đội ngũ GV lúc bấy giờ có trình độ 4 +, 7 +, 10 + 3 (90% GV MN ở trình độ sơ học; 98% GVTH ở trình độ sơ học và THHC; 90% GV THCS ở trình độ 7 + 3 và 10 + 3) trong khi đòi hỏi của thực tế phải chuẩn hóa đội ngũ để đáp ứng với yêu cầu mới của chương trình giáo dục phổ thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục