(HBĐT) - Triển khai thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT trên địa bàn toàn tỉnh và thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế”, trong thời gian vừa qua, ngành y tế từ cấp xã, huyện, tỉnh đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, thay đổi thái độ từ “ban ơn” sang “phục vụ” nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.

  Khoa điều trị tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đầu tư máy lọc máu nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân.

Trong thời gian gần đây, khi bước chân vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh, nhiều người có cảm nhận nơi đây đang thay đổi từng ngày. Ngay từ khi làm thủ tục  khám bệnh đã được đội ngũ y sĩ hướng dẫn tận tình. Trang, thiết bị ngày càng hiện đại như máy chụp CT -Scaner; máy X - quang kỹ thuật số, siêu âm màu 4D và một số máy móc hiện đại khác không kém gì các cơ sở khám - chữa bệnh ở tuyến Trung ương...

Bác sĩ Hoàng Đình Khiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Xác định bệnh nhân là trung tâm phục vụ, thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tổ chức hội nghị ký cam kết giữa y, bác sĩ, điều dưỡng với khoa, với bệnh viện. Theo đó, y - bác sĩ thực hiện đúng giờ làm việc, mặc trang phục y tế, đeo thẻ viên chức, có thái độ lịch sự, tôn trọng người bệnh và niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết. Không cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu trì hoãn, thờ ơ, gây khó khăn đối với người bệnh và người nhà bệnh nhân... Bệnh viện thành lập đường dây nóng niêm yết số điện thoại Giám đốc Bệnh viện, đường dây nóng Sở Y tế, Bộ Y tế ở Bệnh viện. Khi có phản ánh của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, lãnh đạo các khoa, phòng trực tiếp xử lý kịp thời về chuyên môn, giao tiếp ứng xử. Bệnh viện đưa nội dung giao tiếp ứng xử với bệnh nhân vào công tác thi đua hàng tháng bằng hình thức kiểm tra chéo giữa các khoa, phòng. Qua các cuộc giao ban đã uốn nắn, rút kinh nghiệm kịp thời thái độ của cán bộ khi có phản ánh của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Để nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử, chỉnh đốn trang phục, giờ giấc... Bệnh viện cũng tổ chức các buổi tập huấn cho những y, bác sĩ mới công tác và những người yếu trong công tác giao tiếp ứng xử. Từ đó dần nâng cao công tác phục vụ bệnh nhân thành nề nếp. Qua thời gian triển khai,  nhiều người khi ra viện còn lên tận khoa, Giám đốc Bệnh viện để cám ơn. Có bệnh nhân làm thơ tặng bệnh viện. Bệnh viện nhận được nhiều cuộc điện thoại nhưng số lượng khen ngợi nhiều hơn là phàn nàn. Tùy theo mức độ sự việc, lãnh đạo Bệnh viện xem xét và khen thưởng động viên các y, bác sĩ.

 

Tại Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Bôi, là một trong những đơn vị có lượng bệnh nhân nhiều nhất ở tuyến huyện cũng đã thay đổi từ khâu tiếp đón, khám và điều trị. Bác sĩ  Dương Hải  Thành, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Kim Bôi cho biết: Chúng tôi xác định bệnh nhân là khách hàng, mình là người phục vụ. Do vậy, tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho bệnh nhân đến với mình. Nếu không nâng cao trình độ chuyên môn, cơ sở hạ tầng, thái độ phục vụ thì mình không thu hút được bệnh nhân, tự mình sẽ bị  đào thải. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, nỗ lực giữ bệnh nhân, tránh tình trạng vượt tuyến hoặc sang các cơ sở y tế khác.

 

Không chỉ ở bệnh viện lớn, những phòng khám khu vực cũng đã mang đến sự hài lòng của người bệnh từ các khâu. Bác sĩ Trần Thị Nữ, Trưởng phòng Khám khu vực Bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Sơn cho biết: Phòng khám nằm trên địa bàn xã Hợp Thịnh, khám, chữa bệnh cho 3 xã: Hợp Thành, Hợp Thịnh và Phú Minh. Tuy còn thiếu thốn về cơ sở vật chất nhưng trong thời gian qua, chúng tôi nỗ lực nâng cao công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Nhiều bệnh nhân ở các xã, huyện lân cận cũng đến khám, chữa bệnh. Trước đây trung bình mỗi ngày phòng khám cho khoảng 20 lượt người, đến nay lên 40 lượt người. Đơn vị đã từng bước nâng cao chất lượng hoạt động, sử dụng đúng, hợp lý các dịch vụ kỹ thuật y tế, cận lâm sàng, hạn chế bội chi quỹ BHYT. Do đó, công tác khám, chữa bệnh, chi trả các chế độ được thực hiện đúng quy định của pháp luật. Không có đơn, thư tố cáo gây phiền hà, sách nhiễu hoặc vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, nhân viên y tế.

 

Đồng chí Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Các bệnh viện trong tỉnh được đầu tư nâng cấp và xây mới về cơ sở vật chất, đảm bảo tiêu chuẩn, mua sắm trang thiết bị, máy móc hiện đại, đào tạo con người về chuyên khoa sâu từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, ODA và các nguồn vốn khác. Về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh một số chuyên khoa sâu, phức tạp mà trước đây phải gửi lên tuyến trên. Đồng thời, từng bước hoàn thiện, cải tiến chất lượng bệnh viện, ngoài ra thực hiện tốt 153 quy chế bệnh viện, học tập nâng cao y đức, dược đức, quy tắc ứng xử cũng được củng cố thường xuyên nhằm góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

                                                                                  

                                                                                    

 

                                                                               Việt Lâm

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục