(HBĐT) - Theo quy định của Luật BHYT sửa đổi, từ ngày 1/1/2016 thông tuyến khám, chữa bệnh BHYT giữa tuyến xã và tuyến huyện trên phạm vi cả nước. Sau 8 tháng triển khai đã tạo điều kiện cho người có thẻ BHYT thêm cơ hội tiếp cận và lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh. Đây cũng là cơ hội để các bệnh viện nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút thêm nhiều bệnh nhân đến khám, chữa bệnh.

 

Cụ thể, nếu trước đây, tại bệnh viện tuyến huyện, trong trường hợp người bệnh đi khám bệnh không đúng tuyến theo quy định, quỹ BHYT chỉ thanh toán 70% chi phí khám, chữa bệnh. Nhưng theo Luật BHYT sửa đổi, bắt đầu từ ngày 1/1/2016 quỹ BHYT sẽ thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh đối với những đối tượng tham gia BHYT khám, chữa bệnh tại tuyến xã và tuyến huyện trong phạm vi cả nước.  

Điều trị sau phẫu thuật cho bệnh nhân tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Do vậy, đối với người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh BHYT đối với Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, lão thành cách mạng, thương bệnh binh >81%; người có công với cách mạng; LLVT; trẻ  dưới 6 tuổi; 95% chi phí khám, chữa bệnh BHYT đối với các đối tượng có thẻ BHYT hưu trí, trợ cấp mất sức, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, hộ cận nghèo; 80% chi phí khám, chữa bệnh BHYT đối với các đối tượng còn lại không thuộc các mức hưởng trên.  

Ngoài ra, đối với người tham gia BHYT khi đi khám, chữa bệnh vượt tuyến, người bệnh sẽ được hưởng 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương; hưởng 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1/1/2016 - 31/12/2020 tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tùy vào mức hưởng của từng loại đối tượng tham gia BHYT. Ngoài ra, các trường hợp điều trị ngoại trú vượt tuyến không được hưởng BHYT.  

Đối với người thuộc hộ nghèo, dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng điều kiện KT -XH khó khăn, đặc biệt khó khăn; người tham gia BHYT sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được cấp thẻ BHYT có ký hiệu K1, K2, K3 khi đi khám bệnh tại bất kỳ cơ sở y tế ở tuyến huyện, tỉnh, Trung ương mà phải nằm điều trị nội trú không cần có giấy chuyển viện và được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh theo quy định của Luật BHYT.  

Trước khi Luật BHYT sửa đổi, nếu bệnh nhân có thẻ BHYT mà không có giấy chuyển viện của nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu phải đóng thêm nhiều chi phí dịch vụ y tế. Vì vậy, khi có bệnh nếu không muốn mất thêm tiền thì họ phải khám, chữa bệnh ở nơi đã đăng ký ban đầu. Do đó, tâm lý của người sử dụng thẻ BHYT là chọn những nơi khám, chữa bệnh gần nhà, thuận tiện đi lại chứ không đặt nặng vấn đề chất lượng dịch vụ.   

Thông tư số 40/2015/TT-BYT đã giúp giảm tải cho các cơ sở tuyến trên, giảm chi phí không cần thiết đối với người tham gia BHYT và quỹ BHYT. Đồng thời, tạo điều kiện để bệnh viện tuyến trên tập trung phát triển các dịch vụ, kỹ thuật y chuyên sâu cũng như tạo điều kiện phát triển hệ thống y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu cơ bản trong việc đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT, tạo thuận lợi cho người dân khi đi khám, chữa bệnh BHYT.  

                                         

                             Kim Tuất (Trung tâm TT GDSK tỉnh)

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lễ ra quân hiến máu tình nguyện năm 2016

(HBĐT) - Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Lạc Thủy vừa phối hợp với viện huyết học truyền máu trung ương tổ chức lễ ra quân hiến máu tình nguyện năm 2016.

Vụ khách Nhật bị ngộ độc: Thực phẩm Vietnam Airlines không liên quan

Thông tin từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) chiều tối ngày 29-10 cho biết, liên quan đến việc 34 học sinh Nhật Bản nhập viện sau chuyến bay từ Việt Nam, Trung tâm y tế sân bay Narita cũng đã thông báo không cần kiểm tra thực phẩm cung cấp trên chuyến bay.

Tối nay miền Bắc đón không khí lạnh

Không khí lạnh tác động đến miền Bắc trong hai ngày đẩy nền nhiệt khu vực đồng bằng xuống thấp nhất 19-22 độ C, một số nơi vùng núi cao dưới 15 độ C.

Giải pháp tránh “vỡ” quỹ Bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Theo số liệu của BHXH tỉnh, trong 9 tháng qua, toàn tỉnh có trên 443.000 lượt người khám, chữa bệnh (KCB) BHYT, tăng trên 53.000 lượt người, trên 14% so với cùng kỳ. Toàn tỉnh đã chi trên 1.401 tỷ đồng cho BHXH, BHYT, tăng trên 22 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2015. Dự kiến đến hết năm nay, toàn tỉnh lạm chi quỹ BHYT khoảng trên 100 tỷ đồng.

Huyện Lạc Thủy: 900 hội viên NCT được thăm quan và khám bệnh

(HBĐT) - Thực hiện Tháng hành động vì NCT năm 2016, vừa qua, Hội NCT huyện Lạc Thủy đã trích quỹ “Toàn dân chăm sóc và phát huy vai trò NCT” và phối hợp với các ngành chức năng trao 77 suất quà, mỗi suất trị 300.000 đồng cho hội viên NCT nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tổng trị giá quà tặng trong đợt hơn 23 triệu đồng.

Siết chặt quản lý hành nghề y dược tư nhân

(HBĐT) - Theo số liệu của Sở Y tế, tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 124 cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) tư nhân, trong đó có 10 phòng khám đa khoa, 82 phòng khám chuyên khoa, 28 phòng chẩn trị y học cổ truyền và 3 cơ sở dịch vụ y tế. Trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở KCB, hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn tỉnh có sự phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng với nhiều dịch vụ đa dạng, phong phú, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục