(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 2.000 y, bác sỹ, cán bộ ngành y, ngoài ra còn có hơn 2.000 thầy thuốc nam bốc thuốc chữa bệnh, cứu người. Họ dùng cả sức lực và tâm trí để giúp người bệnh thoát khỏi bệnh tật.

 

Dùng lương giúp bệnh nhân

 

Sau khi tốt nghiệp Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, bác sỹ Vũ Công Phú về công tác tại khoa Đông y, Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Lạc. Ngoài trách nhiệm là một bác sỹ, anh còn đang nghiên cứu ứng dụng thực tế khi dùng cây xạ đen rừng Hòa Bình kết hợp với một số cây thuốc nam khác  để hỗ trợ điều trị bệnh u bướu, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Bài thuốc được bào chế đưa vào sử dụng làm giảm sinh khối u, giảm tốc độ phát triển u, hạn chế sự di căn của tế bào ung thư, kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân ung thư. Những nghiên cứu của anh đã có tác dụng tích cực trong hỗ trợ những bệnh nhân bị ung thư.

 

Chị Bùi Thị Liên ở xóm Chùa, xã Tử Nê, huyện Tân Lạc bị liệt. Thấy chị bị bệnh trọng, người chồng đã bỏ rơi chị sống một mình. Do hoàn cảnh khó khăn không đến được bệnh viện, không có điều kiện tài chính nên bác sỹ Phú không quản mưa gió đến tận nhà châm cứu và dùng thuốc nam cho chị. Đến nay, chị Liên đã đi lại và sinh hoạt như người bình thường.

 

 

Lương y Trần Thị Thảo ở xóm Trung Thành A, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) bắt mạch, kê thuốc cho anh Trần Văn Quyền.

  

Bà Thảo ở xóm Định, xã Mãn Đức, huyện  Tân Lạc ốm liên miên, lúc nào cũng đau đầu, tức ngực, không có tiền khám và điều trị. Thấy hoàn cảnh khó khăn, bác sỹ Phú bỏ tiền túi hỗ trợ điều trị, đến nay, bệnh của bà đã khỏi hoàn toàn. Ngoài những trường hợp trên, bác sỹ Phú còn giúp đỡ nhiều bệnh nhân trong hoàn cảnh hoạn nạn khi đến phòng khám không lấy tiền thuốc và công khám. Đây trở thành địa chỉ giúp đỡ cho những người nghèo ở huyện Tân Lạc. Chị Nguyễn Thị Vân, vợ bác sỹ Phú tâm sự: Nhiều tháng, anh không còn lương mang về nhà vì thấy cảnh bệnh nhân nghèo hay giúp đỡ. Vào những dịp Tết, nhiều người ở vùng sâu, xa đến nhà chơi cảm ơn. Khi chỉ là mớ rau, cân khoai, chục trứng, nhưng đó là tấm lòng của họ đối với người bác sỹ chữa trị cho mình.

 

Nửa đêm hái thuốc cho người bệnh

 

Từ bé, bà Triệu Thị Lan ở xóm Tiến Lâm 1, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong được mẹ truyền cho các bài thuốc chữa vô sinh, thận, trĩ, dạ dày… độc đáo của người Dao Tiền. Anh Hoàng Văn Hà lập gia đình với chị Nguyễn Thị Thu ở thôn Liên Xá, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh (Hà Nội) sau 12 năm vẫn không có con. Khi đi khám bệnh, bác sỹ kết luận chị bị tắc tử cung, khó có thai được. Cả gia đình đã dốc hết tiền bạc và công sức đi chữa trị cho chị nhưng vẫn không được. Tưởng chừng như hết thuốc chữa, anh Hà gặp một người quen giới thiệu đến bà Lan. Anh chia sẻ: Tôi cũng không nghĩ là có thể chữa được bệnh cho vợ vì đi quá nhiều nơi. Thôi thì còn nước còn tát. Sau khi chữa đến tháng thứ 4 thì vợ tôi có bầu. Vợ chồng tôi mừng lắm. Nhưng trong một lần vợ tôi bị ngã có nguy cơ sảy thai. Lúc đó đã là 12 giờ đêm. Tôi gọi điện cho bà Lan nhờ bà giúp. Không quản ngại đêm hôm, bà soi đèn lên rừng tìm thuốc để gần sáng tôi lên lấy. Nhờ đó, vợ tôi đã sinh cháu mẹ tròn, con vuông. Đến nay, cháu đã được 8 tuổi đang học lớp 3. Thỉnh thoảng tôi vẫn lên thăm bà Lan và bà coi như người trong gia đình.  

 

Người mẹ thứ 2

 

Từ bốn đời nay, gia đình bà Trần Thị Thảo ở xóm Trung Thành A, xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn làm nghề bốc thuốc nam. Ban đầu là những bài thuốc, do cụ nội Trần Văn Lẫm truyền cho. Trong quá trình bốc thuốc bà tự mày mò phát triển bài thuốc mới. Nhiều người ở xa đến khám một lần rồi bà tự gửi thuốc cho họ. Trung bình mỗi năm, bà khám, chữa, bốc thuốc từ 400 - 500 bệnh nhân, chủ yếu là bệnh vô sinh và thấp khớp. Anh Trần Văn Quyền ở đội 4, xã Đồng Luận, huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ là một trong những bệnh nhân của bà Thảo. Năm 1999, anh lập gia đình với chị Bùi Thị Lan người cùng xóm. Lúc đó, anh 23 tuổi, chị Lan 22 tuổi. Vợ chồng cưới nhau 2 năm mà không có con. Gom góp được ít tiền, sau 4 năm trời, anh chị đi chữa bệnh khắp nơi mà không được. Trở về quê, thỉnh thoảng có người nói chuyện đến con cái, chị lại khóc vì tủi thân. Thậm chí, đã có người khuyên anh chị nên chia tay để giải phóng cho nhau. Nghe người mách, anh chị đến nhà bà Thảo để chữa trị. Hai vợ chồng ngầm thỏa thuận nếu không chữa được thì về ly hôn, cho dù vẫn thương yêu nhau. Sau khi chữa, anh chị sinh được 2 cháu Trần Thị Vân ánh năm nay 11 tuổi và Trần Ngọc Dương 8 tuổi. Nhìn 2 đứa con chơi ngoài sân, anh Quyền tâm sự: Bà Thảo đã nặn ra hai đứa này đấy. Rồi anh kể lại câu chuyện về hạnh phúc gia đình mình tưởng như đã rơi vào cảnh đổ vỡ và được bà Thảo giúp. Từ đó đến nay, gia đình anh Quyền nhận bà Thảo là mẹ nuôi. Ngoài thăm nom hàng ngày, vào dịp lễ, tết hoặc có công việc, anh Quyền là một trong những người gánh vác chính trong gia đình.

 

                                                                       Việt Lâm

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Triển khai công tác ngành y tế năm 2017

(HBĐT) - Ngày 16/1, Sở y tế tổ chức hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2016, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2017. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và chỉ đạo hội nghị.

Bảo hiểm xã hội tỉnh: Triển khai nhiệm vụ năm 2017

(HBĐT)- Ngày 16/1, Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

10/22 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế

(HBĐT) - Những năm qua, công tác chăm sóc sức khỏe ở tuyến cơ sở của huyện Mai Châu không ngừng được đổi mới, mở rộng dịch vụ y tế cho tuyến xã góp phần giảm tải cho tuyến trên.

Triển khai công tác y tế năm 2017

(HBĐT) - Ngày 12/1, Bộ y tế tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2017. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính Phủ; đồng chí Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính Phủ đến dự và chỉ đạo. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện các Bộ, ngành liên quan và gần 12.000 lãnh đạo UBND, Sở Y tế, các ngành liên quan, trung tâm y tế các huyện thuộc các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tại đầu cầu Hòa Bình, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo Sở Y tế, các sở ngành liên quan cùng điểm cầu ở các huyện.

Cộng đồng chung tay quản lý an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Mỗi năm triển khai trên 10 văn bản gồm các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, kế hoạch của các cấp để lãnh đạo, chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện công tác quản lý về an toàn thực phẩm (ATTP); lập đường dây nóng để cập nhật thông tin, quản lý tốt về ATTP... đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật… những năm gần đây, huyện Lạc Thủy đã có thành công nhất định trong việc huy động cộng đồng chung tay vì ATTP.

72 cơ sở vi phạm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp

(HBĐT) - Năm 2016, huyện Yên Thuỷ đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành và xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng vật tư nông, lâm nghiệp và ATTP. Đoàn đã kiểm tra 250/283 cơ sở SX-KD trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục