(HBĐT) - Hút thuốc được 27 năm, bao nhiêu lần khẳng định sẽ bỏ thuốc nhưng đến khi phát hiện bị ung thư phổi, sự quyết tâm đó mới thành hiện thực. ông Nguyễn Văn K. (51 tuổi, thành phố Hòa Bình) ngậm ngùi tâm sự: Giờ bỏ thuốc cũng đã quá muộn màng. Giá như trước đây, thật sự quyết tâm cai thuốc thì giờ đâu đến nỗi.
Những trường hợp như ông K. tại khoa Thần kinh ung bướu - Bệnh viện Đa khoa tỉnh không phải là hiếm. Thuốc lá còn là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh không truyền nhiễm. Theo tài liệu của Vinacosh (Chương trình Phòng - chống tác hại thuốc lá Quốc gia): Thuốc lá gây ra 90% trường hợp ung thư phổi; 75% trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 30% trường hợp tử vong do bệnh ung thư.
Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Lương Sơn tư vấn cho người bệnh về tác hại của thuốc lá.
Để cai thuốc lá, không có phương pháp nào được gọi là tuyệt đối! Không có loại thuốc nào có thể biến một người hôm qua còn hút cả gói thuốc lá/ngày thành người không hút lá chỉ sau 1 ngày. Thành công cai thuốc lá không phải nhờ vào “phép lạ” mà vào sự nỗ lực của bản thân người hút. Để giảm khó chịu khi cai thuốc lá, khoa học ngày nay đã tìm ra các phương pháp hỗ trợ có hiệu quả, tuy nhiên, vì là hỗ trợ nên các phương pháp không thể thay thế cho quyết tâm của người cai thuốc lá được.
Phương pháp thứ nhất: Sử dụng liệu pháp nicotin thay thế (NRT). Đó là việc sử dụng các dược phẩm như cao dán, kẹo cao su, bình xịt hơi, viên ngậm để cung cấp nicotine cho cơ thể giúp giảm sự thèm thuốc và các triệu chứng cai. Bệnh nhân sử dụng với nồng độ nicotine giảm dần trong 1 liệu trình cai (ít nhất 8 tuần).
Phương pháp thứ hai: Sử dụng các dược phẩm điều trị cai thuốc không có chứa nicotine. 2 loại chất được sử dụng nhiều nhất là Varrenicline (có trong thuốc Chantix) và Buprobion (có trong thuốc Zyban) giúp giảm sự thèm muốn nicotine và các triệu chứng cai thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng 2 loại chất này phải được bác sỹ kê đơn, không được tùy ý mua và sử dụng vì đã có nhiều trường hợp phát sinh các tác dụng phụ và nguy cơ xuất hiện các triệu chứng về thần kinh (trầm cảm).
Phương pháp thứ ba: Điều trị thuốc lá thông qua tư vấn. Bác sỹ hoặc chuyên gia tư vấn sẽ tư vấn, giúp bệnh nhân thực hiện các liệu trình và kế hoạch cai thuốc.
Phương pháp thứ tư: Điều trị kết hợp các phương pháp nói trên sẽ tạo ra được hiệu quả hơn hẳn so với việc sử dụng đơn lẻ từng cách một.
Thu Hương (Trung tâm TTGDSK tỉnh)
3 người biến chứng tổn thương não, 4 người giảm thị lực, nhóm sinh viên ngộ độc rượu methanol ở Hà Nội bày tỏ "từ nay xin cạch đến già".
(HBĐT) - Ngày 13/3, Công ty cổ phần y dược học dân tộc Hòa Bình tổ chức lễ khai trương phòng khám đa khoa Thái Bình. Đến dự có lãnh đạo Sở Y tế, BHXH Hòa Bình, UBND Thành phố Hòa Bình….
(HBĐT) - Đồng chí Lê Văn Phong, Trạm trưởng Trạm chăn nuôi - thú y TP Hòa Bình cho biết: Xác định nguy cơ lây lan dịch bệnh H5N1 và H7N9 là rất cao, Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh và TP Hòa Bình đã ban hành chỉ thị, công điện, công văn chỉ đạo về vấn đề này. Thành phố yêu cầu các ngành liên quan và UBND các phường, xã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
(HBĐT) - Theo tài liệu của Chương trình phòng - chống tác hại thuốc lá Quốc gia: Bỏ thuốc lá làm giảm nguy cơ mắc các bệnh do thuốc lá gây ra. Nguy cơ mắc các bệnh do sử dụng thuốc gây ra giảm đáng kể, bắt đầu từ khi ngừng không sử dụng thuốc. Đối với hầu hết những người bỏ thuốc sau 5 năm nguy cơ bị các bệnh gần như giảm bằng so với những người không sử dụng thuốc.
(HBĐT) - Để nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân, huyện Lương Sơn đã xây dựng và triển khai nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu đạt tỷ lệ bao phủ trên 80 % dân số tham gia BHYT trong năm 2017 và phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ bao phủ trên 90% dân số.
(HBĐT) - Ngày 10/3, tại hội trường Sở y tế đã diễn ra Đại hội đại biểu Hội điều dưỡng tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2017-2022. Đến dự đồng chí Tô Thị Điền, Phó Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam; các Sở, ngành, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh.