(HBĐT) - Đã gần 3 tuần trôi qua, nhưng những ảnh hưởng và dư âm sự cố y khoa nghiêm trọng tại Đơn nguyên Thận nhân tạo, Khoa hồi sức tích cực- BVĐK tỉnh vẫn ám ảnh, đeo đẳng với không ít người. Trong đó, chịu tác động trực tiếp và gây xáo trộn lớn nhất về tâm lý cũng như nhịp sống hàng ngày là những bệnh nhân đã gắn bó cuộc sống của mình với Đơn nguyên Thận nhân tạo gần 10 năm qua.


Trước khi sự cố xảy ra, Đơn nguyên Thận nhân tạo, Khoa Hồi sức tích cực - BVĐK tỉnh đã tiếp nhận và điều trị thường quy cho 123 bệnh nhân đến từ 11 huyện, thành phố trong tỉnh. Ngay sau khi xảy ra sự cố, Đơn nguyên Thận nhân tạo, Khoa Hồi sức tích cực - BVĐK tỉnh đã bị niêm phong, tạm ngừng hoạt động để phục vụ công tác điều tra. Theo đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng để giải quyết hậu quả của sự cố là tập trung cấp cứu và duy trì việc điều trị thường quy cho các bệnh nhân còn lại.

Bác sỹ Quách Thiên Tường, Phó giám đốc, phụ trách BVĐK tỉnh cho biết: "Ngay sau khi xảy ra sự cố, 10 bệnh nhân còn lại được đưa ngay về Bệnh viện Bạch Mai để cấp cứu, điều trị. Đồng thời, lãnh đạo Bệnh viện đã hội ý và thống nhất trích Quỹ khám chữa bệnh để bố trí phương tiện đưa, đón 72 bệnh nhân về các bệnh viện tuyến trên để tiếp tục điều trị. Theo đó, ngoài 10 bệnh nhân trong sự cố, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận thêm 15 bệnh nhân; Bệnh viện Bộ nông nghiệp tiếp nhận 27 bệnh nhân; Bệnh viện thận Hà Nội tiếp nhận 20 bệnh nhân. Tăng cường y, bác sỹ, điều dưỡng viên để cùng Bệnh viện Đa khoa TP Hòa Bình điều trị 43 bệnh nhân chuyển từ BVĐK tỉnh sang. Ngoài kinh phí từ Quỹ khám chữa bệnh của BVĐK tỉnh, việc tổ chức đưa, đón bệnh nhân chạy thận nhân tạo thường quy tại các bệnh viện tuyến trên đã được nhiều cơ quan, đơn vị quan tâm, hỗ trợ hiệu quả như: Bệnh viện Thận Hà Nội hỗ trợ 10 triệu đồng; Bệnh viện Bạch Mai tạo điều kiện cho 10 bệnh nhân về chỗ ở. Kinh phí đưa đón bệnh nhân điều trị tại 3 bệnh viện tuyến trên mỗi ngày gần 5 triệu đồng, trước thực tế đó, Công đoàn ngành Y tế đang tiếp tục vận động đoàn viên ủng hộ, đóng góp để đảm bảo tốt việc điều trị, chăm sóc bệnh nhân”.


BVĐK thành phố Hòa Bình tiếp nhận và điều trị cho 43 bệnh nhân từ BVĐK tỉnh sau sự cố y khoa nghiêm trọng ngày 29/5.

Sau khi xảy ra sự cố, Bộ Y tế đã quyết định cấp cho BVĐK tỉnh 10 máy chạy thận nhân tạo nhằm củng cố lại Đơn nguyên thận nhận tạo, Khoa hồi sức tích cực. Phương án mở rộng Đơn nguyên thận nhận tạo tại BVĐK TP Hòa Bình để phục vụ việc điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn tỉnh cũng đã được UBND tỉnh phê duyệt, với kinh phí 5,5 tỷ đồng để mua và lắp đặt 12 máy chạy thận nhân tạo, hệ thống nước RO, hệ thống rửa và bảo quản quả lọc, máy phát điện…Tuy nhiên, việc đầu tư, lắp đặt máy chạy thận nhân tạo ở hai đơn vị này vẫn đang trong quá trình chuẩn bị. Vì vậy, 115 bệnh nhân chạy thận nhân tạo, trong đó có 10 bệnh nhân trong sự cố trước đó được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục điều trị tại Bệnh viện TP Hòa Bình và các Bệnh viện tuyến trên theo chu kỳ.

Không kể trường hợp cấp cứu, tuỳ theo mức độ bệnh tật, có bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo 3 lần/tuần, còn lại đa số là 2 lần/tuần. Việc phải chuyển về các bệnh viện ở Hà Nội để điều trị khiến nhiều bệnh nhân gặp không it khó khăn. Đối với bệnh nhân sức khoẻ còn tốt thì có thể tự đi lại được, nhưng với những người sức khoẻ yếu thì đều phải có người thân đi kèm nên đã phát sinh thêm nhiều chi phí. Trong thực tế không phải ai cũng có đủ sức khoẻ để đi lại 2-3 lần/tuần trong quá trình điều trị. Do chặng đường quá xa, đi lại, ăn ở sinh hoạt rất khó khăn, phức tạp nên đã có một số bệnh nhân xin giảm tần xuất lọc máu từ 3 hoặc 2 lần xuống còn 1 lần/tuần, dù biết rằng như thế sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, có bệnh nhân tự đi tìm các việc vặt làm thuê như rửa bát, rọn hàng, vá xe...để có thể trang trải trong những ngày điều trị ở Hà Nội, nhưng không phải ai cũng may mắn tìm được việc hoặc có đủ sức khoẻ để làm thêm nên khó khăn càng thêm chồng chất.

Bệnh nhân Nguyễn Như Thảo, ở phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) trăn trở: Tôi bị suy thận độ 4, mỗi tuần phải chạy thận nhân tạo 2 lần. Nhà tôi các BVĐK tỉnh chưa đầy 3 km, nên rước khi xảy ra sự cố, việc điều trị của tôi ở BVĐK tỉnh rất thuận lợi. Gần 3 tuần qua phải về điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai nên việc đi lại rất vất vả, ăn uống sinh hoạt không ổn định, nên sức khoẻ ngày càng yếu đi. Chúng tôi mong muốn, đơn nguyên Thận nhân tạo sớm đi vào hoạt động để giảm bớt khó khăn, yên tâm điều trị.

Sau khi xảy ra sự cố, bệnh nhân Bùi Trọng Hình, ở Tân Lập (Lạc Sơn) được chuyển về điều trị tại Bệnh viên Bộ Nông nghiệp. Với chặng đường xa gấp đôi, gia đình thuộc diện hộ nghèo, nên không còn cách nào khác, bệnh nhân Hình xin giảm từ 3 lần chạy thận nhân tạo xuống còn 1 lần/tuần. Bệnh nhân Hình cho biết: Từ nhà tôi ra BVĐK tỉnh đã gần 70 km, giờ đây lại phải đi thêm hơn 70 km mới về đến Bệnh viện Bộ Nông nghiệp để điều trị. Sức khoẻ yếu nên việc đi lại của tôi rất khó khăn. Ăn uống, sinh hoạt lại đắt đỏ, nên không còn cách nào khác tôi cố chạy thận 1 lần/tuần để duy trì sự sống.

Cùng với 19 bệnh nhân khác đang điều trị tại Bệnh viện Thận Hà Nội, bệnh nhân Bùi Văn Cốc, ở xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) trải lòng: Trước đây tôi là lao động chính trong gia đình, từ khi mắc bệnh phải sống phụ thuộc hoàn toàn vào vợ. Thu nhập của gia đình chủ yếu dự vào vài sào ruộng, nên từ khi tôi phải đi viện đến nay, nợ nần ngày càng chồng chất. Điều trị ở BVĐK tỉnh đã khó khăn, nay phải chuyển về Hà nội lại càng khó khăn hơn. Tôi đã xin về BVĐK TP Hòa Bình để điều trị, nhưng được trả lời là ở đó đã đủ bệnh nhân, không đủ điều kiện tiếp nhận. Tôi không biết còn thể theo đuổi để tiếp tục điều trị đến bao giờ nữa.

Gần 3 tuần đã trôi qua, việc các bệnh nhân của Đơn nguyên Thận nhân tạo - BVĐK tỉnh phải chuyển về các bệnh viện tuyến trên để tiếp tục điều trị dự báo tiếp tục còn kéo dài vì đến thời điểm này việc củng cố lại Đơn nguyên thận nhận tạo - BVĐK tỉnh và Phương án mở rộng Đơn nguyên thận nhận tạo tại BVĐK TP Hòa Bình vẫn đang trong quá trình chuẩn bị. 115 bệnh nhân và dư luận mong muốn, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và các nhà hảo tâm đẩy mạnh các hoạt động thiện nguyện, ngành y tế đẩy nhanh tiến độ lắp đặt máy chạy thận nhân tạo, sớm đưa vào vận hành tại BVĐK tỉnh và BVĐK thành phố để giúp đỡ cho các bệnh nhân chạy thận nhân tạo trên toàn tỉnh ổn định tâm lý, giảm bớt khó khăn, yên tâm điều trị.

 


                                                                                            Đức Phượng

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục