TS Nguyễn Hữu Dũng và GS, TS Nguyễn Gia Bình bày tỏ mong muốn CQĐT xem xét cho bác sĩ Hoàng Công Lương được tại ngoại để điều tra. Vì sao
hóa chất Axit Flohydric có mặt trong nguồn nước lọc thận?
Tai biến
y khoa khiến tám bệnh nhân tử vong khi đang chạy thận nhân tạo thường quy tại
Bệnh viện đa khoa Hòa Bình là sự cố y khoa nghiêm trọng trong ngành y tế
nhiều năm qua. 42 năm chạy thận nhân tạo, có không biết bao nhiêu lần bảo
dưỡng định kỳ hệ thống máy chạy thận, nguồn nước chạy thận nhưng chưa từng
xảy ra sự cố đau thương như vừa qua.
TS Nguyễn
Hữu Dũng, Trưởng Khoa Thận Nhân tạo (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, hệ thống
máy chạy thận bao giờ cũng được bảo dưỡng định kỳ. Tại Bệnh viện Bạch Mai, hệ
thống tiền xử lý nước phải vệ sinh hàng ngày; màng RO hai tháng phải vệ sinh
một lần; bồn đựng nước vệ sinh một lần/tháng.
Việc vệ
sinh hệ thống hoàn toàn độc lập với việc làm các xét nghiệm. Định kỳ xét
nghiệm phải làm đúng quy trình. Tuy nhiên, nếu bác sĩ thấy có vấn đề, chỉ cần
một vài xét nghiệm bất thường thì phải vệ sinh hệ thống máy chạy thận nhân
tạo.
TS Dũng
nêu thí dụ, quy chuẩn quốc tế nếu vi khuẩn dưới 100 CFU/ml là phải xét
nghiệm, nhưng thực tế nếu chỉ số này chỉ trên 50 đã phải tiến hành vệ sinh.
Do đó, việc bác sĩ Lương là người trực tiếp ký đề xuất sửa chữa, khử trùng hệ
thống nước RO khi đến thời hạn bảo dưỡng là hợp lý.
Trong sự
cố vừa qua, bị can Bùi Mạnh Quốc (Giám đốc Công ty xử lý nước Trâm Anh – đơn
vị được thuê lại để lắp đặt, thay thế vật liệu lọc RO số 2) đã sử dụng hóa
chất Axit Clohydric (HCL) và Axit Flohydric (HF) để sục rửa, làm tồn dư hóa
chất trong đường ống dẫn nước vào máy lọc thận.
Theo Ths,
BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai),
Axit Flohydric (HF) tuyệt đối không được sử dụng trong y tế mà chỉ dùng trong
công nghiệp để tẩy chất cặn… Axit Flohydric (HF) là hóa chất có tính ôxy hóa
cực mạnh, nếu sử dụng vượt quá nồng độ cho phép sẽ phá hủy tế bào, làm vỡ
hồng cầu, tê liệt thần kinh. Đặc biệt, hóa chất này sẽ gây ra các triệu chứng
về tim mạch như loạn nhịp tim, làm người bệnh tử vong nhanh chóng. Ngoài ra,
nó cũng gây ra các rối loạn khác như thiếu canxi, gây đau xương, viêm gan…
cho cơ thể.
"Sự cố
vừa qua tại Hòa Bình, cơ quan điều tra có công bố kết quả trưng cầu giám định
ban đầu, có hóa chất HF với nồng độ rất cao trong hệ thống lọc nước là một sự
bất thường (cao gấp 260 lần cho phép). Hóa chất HF có mặt trong nguồn nước
nằm ngoài danh mục được cấp phép của ngành y tế, ngoài quy trình của việc bảo
dưỡng hệ thống máy chạy thận nhân tạo và là điều không ngờ tới với các cán bộ
nhân viên y tế và cơ quan chức năng. Vì thế, với việc có mặt hóa chất bất
thường, trái phép, dù có áp dụng quy trình đúng về mặt y tế cũng không thể
nào loại trừ được sự cố xảy ra như vừa qua. Tôi cho rằng, cơ quan điều tra
cần phải làm rõ việc tại sao hóa chất có mặt trong vật liệu sử dụng y tế?”,
BS Nguyễn Trung Nguyên bày tỏ.
Trong sự
cố này, bác sĩ Lương ở vị trí khá thụ động. Anh được đào tạo để cấp cứu, chẩn
đoán, chữa bệnh chứ không phải là chuyên gia về xét nghiệm, xử lý đường nước
hay kiểm tra thiết bị. "Bác sĩ Lương đã cố gắng hết sức, làm những việc đúng
trách nhiệm của một bác sĩ, vì thế, các cơ quan chức năng cần có cái nhìn
thông cảm để công minh, công tâm với bác sĩ, đồng thời động viên chia sẻ với
các bác sĩ ngành y”, bác sĩ Nguyên nói.
Cơ
quan điều tra hãy thật công tâm
Việc bắt
giam bác sĩ Hoàng Công Lương với tội danh vi phạm quy định khám, chữa bệnh
khiến đội ngũ nhân viên y tế không khỏi lo lắng, hoang mang, thậm chí là bức
xúc thay cho bác sĩ Lương.
TS Nguyễn
Hữu Dũng cho biết, chỉ ngay sau sự cố tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình xảy ra,
đội ngũ y, bác sĩ của Khoa hoang mang tâm lý. Nhiều người đặt cho ông câu
hỏi, vậy làm sao bác sĩ biết được chất lượng của nguồn nước, của máy móc sau
bảo dưỡng để yên tâm ký biên bản mà thực hiện y lệnh. TS Dũng chỉ biết trấn
an: "Hãy bình tĩnh, cố gắng làm tốt công việc thường ngày, rà soát kiểm tra
lại các quy trình kỹ thuật. Riêng những hôm bảo dưỡng định kỳ, rửa đường ống,
màng RO, tôi sẽ là người đến sớm nhất, là người ký và thực hiện quy trình,
tôi đứng ra chịu trách nhiệm thì cán bộ nhân viên y tế mới yên tâm”. TS Dũng
tiết lộ thêm, điện thoại của ông lúc nào cũng trong tình trạng báo đỏ, số
lượng giấy tờ phải ký lên gấp 10 lần vì ai cũng không muốn đứng ra chịu trách
nhiệm.
Chia sẻ
với tâm lý chung này, GS, TS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội hồi sức – cấp cứu,
chống độc (Tổng hội Y học Việt Nam), Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện
Bạch Mai) cho biết, trong một nghiên cứu mới nhất mà ông cũng tham gia cho
thấy, 100% nhân viên y tế trong đơn vị hồi sức tích cực có sang chấn tâm lý
từ mức độ nhẹ đến nặng. Thêm khủng hoảng vụ bác sĩ Lương bị bắt, nhiều bác sĩ
nản không dám làm, sợ chịu trách nhiệm. "Sự cố bác sĩ Lương bị bắt làm cả
ngành y chúng tôi xôn xao và hoang mang. Một ngày tôi nhận không biết bao
nhiêu cuộc gọi, tin nhắn hỏi "Bao giờ tôi bị bắt?”, TS Bình buồn bã nói.
Vì thế,
ngay từ khi cơ quan điều tra bắt bác sĩ Hoàng Công Lương, Hội hồi sức – cấp
cứu và chống độc đã gửi đơn tới Bộ Y tế, mong có tiếng nói bảo vệ bác sĩ
trong ngành và bày tỏ nguyện vọng: "Chúng tôi mong muốn cơ quan điều tra cho
bác sĩ Lương được tại ngoại để phục vụ điều tra. Việc bắt giam bác sĩ Lương
không cần thiết, vì nó không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân bác sĩ, mà còn làm ảnh
hưởng tới toàn bộ hệ thống bác sĩ cả nước”.
|