(HBĐT) - Trong những năm trở lại đây, nhờ chủ động phòng, chống đói, rét cho gia súc nên số lượng trâu, bò bị chết trong mùa đông ở xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn) giảm đáng kể. Trời đã chuyển đông, chính quyền và người dân ở xã vùng cao này đang có những biện pháp để đảm bảo an toàn cho đàn gia súc.
Chị Bùi Thị Lương, xóm Băng, xã Ngọc Lâu (Lạc
Sơn) tận dụng nguồn thức ăn từ trồng mía, ngô để đảm bảo thức ăn cho gia súc
trong mùa đông.
Là xã thuần nông, diện tích trồng ngô lớn (2 vụ
trên 300 ha) đã tạo nguồn thức ăn dồi
dào để bà con xã Ngọc Lâu phát triển chăn nuôi gia súc theo hình thức bán chăn
thả. Tuy nhiên, vào mùa đông, khi hoa màu đã thu hoạch hết cũng là lúc nguồn
thức ăn cạn kiệt. Theo đồng chí Bùi Văn Huy, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu cho biết:
Vào mùa đông, nhiệt độ ở Ngọc Lâu thường xuống dưới 100C, thậm chí có năm xuống
50C nên việc giữ ấm cũng như đảm bảo nguồn thức ăn cho gia súc trong thời điểm
này rất quan trọng. Mùa đông cách đây 4 năm, xã có trên 50 con trâu, bò chết.
Nguyên nhân chính là do bà con không chủ động tích trữ thức ăn cũng như che
chắn chuồng trại nên khi thả vào rừng, nhiều con trâu, bò ốm yếu bị chết. Trong
những năm trở lại đây, UBND xã tích cực tuyên truyền các hộ chăn nuôi chủ động
tích trữ nguồn thức ăn, che chắn chuồng trại để giữ ấm cho gia súc. Đồng thời,
khuyến cáo bà con không chăn thả gia súc trong những ngày nhiệt độ xuống thấp.
Từ đầu năm đến nay, UBND xã đã chỉ đạo cán bộ thú y và các xóm tổ chức phun
tiêu độc, khử trừng, chủ động phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi. Hiện nay, xã
có khoảng 2.000 con trâu, bò được ở tất cả 13 xóm.
Từ xóm Xê 1 đến Xê 2, Xê 3, ở dưới sân hay trên các
sạp trước nhà, nhiều hộ phơi cây ngô, vỏ ngô để tích trữ làm thức ăn cho gia
súc. Gia đình bà Quách Thị Châu, xóm Xê 3 nuôi 5 con bò, 1 con trâu. Những ngày
qua, khi thời tiết chuyển lạnh, vợ chồng bà Châu đã chủ động che chắn lại
chuồng trại. Bà Châu cho biết: "Trước đây, sau khi thu hoạch, chúng tôi bỏ hết
lá, vỏ ngô ngoài ruộng, nương, hiện nay thì không bỏ chút nào. Vỏ ngô, thân và
lá được phơi khô để làm nguồn thức ăn dự trữ, còn lõi ngô cũng tích trữ lại làm
củi sưởi ấm cho vật nuôi. Những hôm nào lạnh quá thì không thả nữa, cứ cho ít
nước muối vào thức ăn dự trữ là trâu, bò ăn. Trên này mùa đông rất lạnh, nhiều
sương muối nên chuồng trại phải quây thật kín”.
Ngoài cây ngô, trong 2 năm trở lại đây, Ngọc Lâu cũng
đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong đó, trồng mía nguyên liệu và mía
tím đang trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, diện tích
trồng mía của xã đạt 75 ha, đây cũng trở thành nguồn cung cấp thức ăn dồi dào
cho gia súc. ở đồng đất các xóm Băng, Khộp, cây mía được trồng khá nhiều. Nhờ
nguồn thức ăn từ cây ngô, cây mía mà gia đình chị Bùi Thị Lương, xóm Băng duy
trì nuôi 4 con trâu. "Bây giờ vẫn còn
mía nên bóc lá cho trâu ăn, còn vỏ ngô, rơm rạ sau khi phơi khô, tích trữ dưới
gầm sàn. Mùa đông hạn chế thả vào rừng vì nguồn thức ăn khan hiếm, khí hậu trên
này khá sương giá, gia súc rất dễ mắc bệnh. Để bảo vệ vật nuôi trong mùa lạnh,
gia đình đã che chắn lại chuồng trại, đồng thời tiêm phòng theo kế hoạch của
cấp trên cũng như thường xuyên vệ sinh chuồng trại”, chị Lương chia sẻ.
"Với sự chủ động của chính quyền và người dân, trong 2
- 3 năm trở lại đây, đàn gia súc của bà con đã được bảo vệ tốt hơn trong mùa
đông. Dù vậy, hàng năm vẫn còn xảy ra một vài trường hợp trâu, bò bị chết nên
UBND xã sẽ tiếp tục tuyên truyền cho các hộ dân trong việc thực hiện các biện
pháp phòng, chống các loại dịch bệnh như lở mồm, long móng, đồng thời tận dụng
các phụ phẩm nông nghiệp để tích trữ đảm bảo nguồn thức ăn cho vật nuôi”, đồng
chí Bùi Văn Huy, Chủ tịch UBND xã Ngọc Lâu cho biết.
Viết Đào
(HBĐT) - Ngày 17/11, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Yên Thủy đã tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện năm 2017. Tham gia ngày hội hiến máu tình nguyện có 350 tình nguyện viên là các cán bộ, đoàn viên, thanh niên, công nhân lao động, lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn huyện Yên Thủy.
Thông tin từ Bệnh viện hữu nghị Việt Đức cho biết, lần đầu tiên một nữ bệnh nhân được các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thần kinh I – Bệnh viện hữu nghị Việt Đức thực hiện phẫu thuật nội soi u hốc mắt qua đường mũi. Đây cũng là lần đầu tiên kỹ thuật này được áp dụng thành công tại Việt Nam.
(HBĐT) - Ngày 14/11, Hội CTĐ thành phố Hòa Bình phối hợp với Công ty TNHH Prudential Hòa Bình tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện lần thứ 3 năm 2017. Tham dự ngày hội có lãnh đạo UBND thành phố Hòa Bình, Hội CTĐ thành phố và gần 500 cán bộ, đoàn viên, thành niên, lực lượng vũ trang, người lao động trên địa bàn thành phố Hòa Bình, Công ty TNHH Prudential Hòa Bình, Công ty TNHH Ban Dai, Công ty CPTM Định Nhuận
(HBĐT) - Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB), chăm sóc sức khỏe (CSSK) nhân dân là phần việc cấp ủy, chính quyền tỉnh luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát. Tuy nhiên cần thẳng thắn nhìn nhận, công tác KCB, CSSK nhân dân trên địa bàn tỉnh trong thời gian gần đây bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm. Cụ thể đã để xảy ra một số sự việc, sự cố gây bức xúc trong xã hội, mất lòng tin của nhân dân. Theo đó, tỷ lệ bệnh nhân KCB vượt tuyến ngày càng tăng, tạo áp lực quá tải cho bệnh viên tuyến trên và tạo gánh nặng về chi trả BHYT cho cơ sở y tế tuyến dưới. Cần có lộ trình, phương pháp để khắc phục tình trạng này để đảm bảo công tác KCB, CSSK nhân dân có sự chuyển biến theo hướng tích cực.
(HBĐT) - Ngày 12/11, trong khuôn khổ Dự án bảo tồn nguồn gen lợn bản địa do tổ chức JiCa – Nhật Bản tài trợ, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã mở 6 lớp tập huấn quy trình phòng bệnh cho lợn bản địa cho 100 thú y viên trên tại các xã Đoàn Kết, Tân Pheo, Mường Chiềng, Giáp Đắt, Cao Sơn và Hiền Lương.
(HBĐT) - Thực hiện công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm, trong tháng 10, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản đã kiểm tra phân loại theo Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT được 63 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, thu 2 mẫu thủy sản để kiểm tra chất cấm.