Rối loạn tiêu hóa tuy đơn giản, nhưng lại là nguyên nhân gây ra những triệu chứng khó chịu kéo dài như: đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, đi ngoài phân không ổn định lúc táo, lúc lỏng, lúc nát,… những triệu chứng này liên tục lặp lại sẽ khó chữa và nguy cơ bị các bệnh đường ruột nguy hiểm.


Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì cũng đau bụng (ảnh minh họa).

Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh thường có thói quen là tự ý đi mua thuốc để điều trị triệu chứng như: thuốc cầm tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, thuốc giảm co thắt, thuốc kháng sinh,… Khi thấy các triệu chứng thuyên giảm là dừng thuốc.

Nhưng chính các triệu chứng đơn giản này làm giảm dần số lượng lợi khuẩn đường ruột. Chính vì vậy lần sau ăn uống không cẩn thận dễ bị rối loạn tiêu hóa tái phát, lặp lại nhiều lần khiến đường ruột bị thiếu hụt lợi khuẩn trầm trọng, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, gây loạn khuẩn đường ruột. Đây chính là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa triền miên và không trị dứt điểm được.

Vậy người rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Khi bị rối loạn tiêu hóa, hệ tiêu hóa rất yếu nên việc ăn uống rất quan trọng, người bệnh nên chọn những món ăn dễ tiêu, ít dầu mỡ và ăn ít một, không nên ăn nhiều một lúc.

Các loại rau củ quả nên ăn: mùng tơi, rau đay, rau lang, bí đỏ, khoai tây, khoai lang, chuối, bơ…

Nên hạn chế ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ, nên ăn các món luộc, hấp. Ăn ít các món có quá nhiều đạm, nên thay thế đạm động vật bằng các loại đạm thực vật dễ tiêu như: đậu phụ, giá đỗ, tảo Spirulina, các loại hạt dinh dưỡng (lạc, hạt dẻ, điều, hạnh nhân,…).

Không nên ăn quá nhiều một bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn nhiều bữa trong ngày để hệ tiêu hóa không bị quá tải và dễ dàng hấp thu dinh dưỡng.

Cách cải thiện rối loạn tiêu hoá hiệu quả

Bản chất của rối loạn tiêu hóa là do mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, tỷ lệ vàng (85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn) giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nhưng khi bị rối loạn tiêu hóa thì tỷ lệ này bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng loạn khuẩn ở đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa và có các biểu hiện: phân nát, có bọt, màu hoa cà hoa cải, có mùi tanh, táo bón, đầy bụng, chướng hơi, chán ăn, buồn nôn, các cơn đau bụng xuất hiện thường xuyên hơn, lúc nào cũng có cảm giác buồn đi đại tiện.

Do đó, muốn cải thiện rối loạn tiêu hóa thì ngoài việc cần có chế độ ăn uống khóa học, việc quan trọng nhất là người bệnh cần bổ sung lợi khuẩn. Đặc biệt là lợi khuẩn Bifidobacterium (gọi tắt là Bifido), vì đây là lợi khuẩn quan trọng nhất – chiếm đến hơn 90% tổng số lượng lợi khuẩn đường ruột, sẽ nhanh chóng cân bằng lại tỷ lệ vàng (85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn). Đầy đủ lợi khuẩn chính là chìa khóa vững chắc giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và cải thiện rối loạn tiêu hóa lâu năm, đẩy lùi các bệnh đường ruột.

Lợi khuẩn Bifido giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột

Khi được bổ sung đầy đủ, lợi khuẩn Bifido sẽ bám lên hệ lông nhung trên thành ruột, hút các chất độc hại và phân hủy, đồng thời tiết dịch nhầy bao phủ lên thành ruột để tạo lớp lá chắn kép ngăn chặn không cho các tác nhân độc hại tấn công thành ruột.

Tuy nhiên, các loại men vi sinh hiện nay rất ít có thành phần lợi khuẩn Bifido, vì Bifido rất nhạy cảm với môi trường axit, nên bị tiêu diệt gần như hoàn toàn khi qua đây.

Tin vui cho người rối loạn tiêu hóa lâu năm: các nhà khoa học Nhật Bản đã sáng chế ra công nghệ đột phá, bao bọc, giúp đưa được lợi khuẩn Bifido sống đi qua được môi trường khắc nghiệt của dạ dày xuống đến ruột non và đại tràng an toàn. Như vậy chỉ cần bổ sung lợi khuẩn Bifido từ các loại men vi sinh sử dụng công nghệ cao của Nhật Bản sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, giải quyết các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài,... bụng dạ sẽ êm ru nhẹ nhõm, tinh thần thoải mái.


Theo Báo Sức khỏe đời sống


Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục