Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai hiện đang điều trị cho bốn ca bị ong vò vẽ đốt, trong đó có hai trường hợp nặng bị suy đa tạng, phải điều trị lâu dài.


Theo ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, hiện đang là thời điểm cuối hè, đầu thu – mùa sinh sản của ong nên ngày nào Trung tâm cũng tiếp nhận bệnh nhân bị ong đốt nhập viện.

Trong đó, ca nặng nhất là bệnh nhân N.T.H (47 tuổi, ở Kim Bảng, Hà Nam) đã điều trị tại Trung tâm Chống độc gần một tháng. Trước đó, ngày 2-8, trong lúc anh đi phát nương (gần chùa Bà Đanh) thì vô tình động vào tổ ong khiến chúng bung ra và lao vào anh. Anh càng chạy thì càng bị chúng bu vào đốt. Kết quả anh bị đàn ong vò vẽ đốt khoảng hơn 50 nốt trên khắp cơ thể (30 nốt vào vùng đầu và 20 nốt vào lưng, tay, vai). 15 phút sau khi bị ong đốt, người anh nóng bừng, khó chịu, choáng váng. Anh được một người bạn chở về nhà và lấy đá chườm nhưng không đỡ. Sau đó, anh được người nhà đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam rồi chuyển lên Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, ngày 3-8.

TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng, Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, bệnh nhân N.T.H được chuyển đến trong tình trạng suy thận cấp, vô niệu hoàn toàn, vỡ hồng cầu và rối loạn đông máu do bị ong vò vẽ đốt nhiều nốt. Bệnh nhân được điều trị tích cực, truyền dịch, lọc máu, sử dụng thuốc lợi tiểu. Sau gần một tháng điều trị tích cực, hiện tình trạng của bệnh nhân đã tiến triển tốt song vẫn còn phải dùng thuốc lợi tiểu và theo dõi tình trạng suy thận cấp.

Một trường hợp khác cũng bị biến chứng suy đa tạng do ong đốt nhiều nốt đang được điều trị tại Trung tâm chống độc là một bệnh nhân nam 23 tuổi, ở Phú Lương, Thái Nguyên. Theo lời kể của mẹ bệnh nhân, chiều 19-8, khi em đang lấy củi trong rừng thì bị đàn ong vò vẽ tấn công, tổng số khoảng 70 nốt trên khắp cơ thể, tập trung vào đầu, hai cánh tay, bả vai, lưng… Ngay sau đó bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh và chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Theo các chuyên gia chống độc, nếu bị ong đốt nhiều nốt hoặc bị đốt ở các vị trí như đầu, mặt, cổ: bị dị ứng với nọc ong, bị sốc hoặc bị nhiễm độc… có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy bên cạnh việc phòng ngừa chúng ta cần biết cách xử trí đúng cách khi bị ong đốt để xử lý kịp thời những dấu hiệu nguy hiểm.

Các bước xử trí khi bị ong đốt như sau:

- Nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong.

- Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.

- Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát trùng như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày hai lần.

- Uống nhiều nước để loại thải độc tố.

- Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

- Sau khi xử trí như trên người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế để kiểm tra lại.

Bác sĩ khuyến cáo: Phải đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi có một trong các dấu hiệu sau: Số lượng vết đốt nhiều (hơn 10 nốt), bị ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật và một số ong chưa rõ loại ở các vùng rừng núi; Bị đốt vào các vùng mặt, cổ, miệng, họng; Nạn nhân có các biểu hiện khó chịu như: Đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt, mẩn ngứa, khó thở, mệt nhiều,…

Các biện pháp phòng tránh ong đốt

- Tránh tiếp xúc với ong. Không chọc phá tổ ong. Hằng năm vào cuối hè - sang thu, số người bị ong đốt tăng lên rất nhiều do đây là mùa có nhiều loại hoa quả như dứa, nhãn, vải,… thu hút ong. Trẻ em là đối tượng thường bị ong đốt do trẻ được nghỉ học đi chơi và thường hay tò mò, chọc phá tổ ong.

- Khi ong bay đến, không chạy, cần đứng hoặc ngồi im và không cử động (ong sẽ không bay theo nữa).

- Không nên để hoang nhà cửa khiến ong dễ đến làm tổ, thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà để phòng ngừa ong đến làm tổ.

- Khi đi vào rừng, đi dã ngoại cần tránh mặc quần áo màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm,… có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín.

 

                          TheoNhandan

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với huyện Lạc Sơn về tình hình thực hiện công tác cai nghiện ma túy

(HBĐT) - Sáng 23/8, UBND tỉnh làm việc với UBND huyện Lạc Sơn về kết quả thực hiện công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn. Tham dự hội nghị có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Sở LĐ- TB&XH, Sở Y tế, Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Trung tâm Cai nghiện số 2 và các phòng, ban liên quan của huyện Lạc Sơn.

Đảm bảo kịp thời quyền lợi của người lao động

(HBĐT) - Bàn giao sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động là trách nhiệm của ngành Bảo hiểm và là quyền lợi của người lao động đã được cụ thể hóa quy định của Luật BHXH thông qua ngày 20/11/2014. Theo đó, việc tự quản lý sổ BHXH sẽ giúp người lao động chủ động nắm bắt thông tin về quá trình tham gia BHXH, bảo hiểm thất nghiệp của bản thân, từ đó chủ động thực hiện các quyền lợi của mình.

Kỳ diệu ca đặt stent cứu sống cháu bé 1 ngày tuổi

Cháu bé vừa sinh 18 tiếng mắc bệnh tim bẩm sinh đã được các y bác sĩ của Bệnh viện T.Ư Huế cứu sống kỳ diệu bằng kỹ thuật đặt stent ống động mạch phổi

Ma túy thế hệ mới đe dọa giới trẻ

Nhiều loại ma túy thế hệ mới được cơ quan chức năng phát hiện. Điều đáng lo lắng, thế hệ trẻ là đối tượng tiếp xúc với ma túy thế hệ mới gia tăng. Thời gian gần đây có nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện vì ngộ độc ma túy thế hệ mới; trong đó phần lớn là người trẻ, học sinh, sinh viên và "dân chơi” ma túy.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình hướng tới xây dựng bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh

(HBĐT) - Trở lại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình sau hơn 14 tháng xảy ra sự cố chạy thận nhân tạo không mong muốn, chúng tôi cảm nhận nhiều chuyển biến tích cực, không chỉ bởi cảnh quan xanh, sạch, đẹp hơn mà chính là sự thay đổi bên trong, đặc biệt là về hoạt động chuyên môn nhằm hướng tới xây dựng bệnh viện đa khoa hoàn thiện. Từ đầu tháng 7/2018, trung bình mỗi ngày có hơn 700 bệnh nhân đến khám và điều trị (trước đây trung bình có 400 - 500 bệnh nhân/ngày, sau sự cố chạy thận chỉ khoảng 300 bệnh nhân/ngày) cho thấy bệnh viện đang lấy lại được niềm tin của Nhân dân.

Hoạt động không đúng địa điểm ghi trong giấy phép, Phòng khám 182 Lương Thế Vinh bị phạt 10 triệu đồng

(HBĐT) - Ngày 15/8, Thanh tra Sở Y tế tỉnh đã tiến hành kiểm tra hoạt động khám chữa bệnh của Phòng khám đa khoa 182 Lương Thế Vinh (đơn vị trực thuộc Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội) tại Cung văn hóa tỉnh. Nơi đăng ký khám chữa bệnh của phòng khám là số 182 Lương Thế Vinh, quận Thanh Xuân (Hà Nội). Qua làm việc với đại diện phòng khám là bà Thái Thị Mỹ Lê, bà Lê đã không xuất trình được giấy phép hoạt động trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục