Chính phủ ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa áp dụng với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức.


Sản xuất thực phẩm tại một công ty. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Nghị định này quy định mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm gồm: 

1. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm.

2. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm.

3. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu và vi phạm quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm.

4. Vi phạm quy định về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn.

Trong đó, Nghị định quy định phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi:

- Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm.

- Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa hoặc nhiễm một trong các kim loại nặng, chất độc hại vượt giới hạn cho phép.

- Sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trong sản xuất thực phẩm mà sản phẩm trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự...

Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân./.

 

               TheoVietnamplus

Các tin khác


Người rối loại tiêu hóa ăn gì để cải thiện tình hình?

Rối loạn tiêu hóa tuy đơn giản, nhưng lại là nguyên nhân gây ra những triệu chứng khó chịu kéo dài như: đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, đi ngoài phân không ổn định lúc táo, lúc lỏng, lúc nát,… những triệu chứng này liên tục lặp lại sẽ khó chữa và nguy cơ bị các bệnh đường ruột nguy hiểm.

Trạm y tế xã Văn Sơn - nỗ lực vì sức khỏe nhân dân

(HBĐT) - Được công nhận đạt chuẩn quốc gia năm 2017, có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, các trang thiết bị y tế được đầu tư đầy đủ; đội ngũ y, bác sĩ nhiệt tình, tận tâm với công việc, những năm qua, trạm y tế xã Văn Sơn (Lạc Sơn) đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, là địa chỉ tin cậy của nhân dân trên địa bàn.

3.265 người tham gia đăng ký hiến máu

(HBĐT) - Thực hiện "Chiến dịch những giọt máu hồng” tại tỉnh ta từ tháng 7/2018 đến nay, Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh đã phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu T.ư, Bệnh viện 198 (Bộ Công an) tổ chức 8 đợt hiến máu tình nguyện tại các huyện Lương Sơn, Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, thành phố Hòa Bình và Liên đoàn Lao động tỉnh, Công an tỉnh. Kết quả có 3.265 người tham gia đăng ký hiến máu, tiếp nhận được 2.479 đơn vị, đạt 44% kế hoạch năm.

Toàn tỉnh xảy ra 27 trường hợp trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích

(HBĐT) - Để hạn chế trường hợp trẻ tử vong do tai nạn thương tích, UBND tỉnh đã có kế hoạch số 48/KH - UBND về việc thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh với mục tiêu kiểm soát và ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng trẻ em bị mắc và tử vong do tai nạn, thương tích gây ra, đặc biệt là tình trạng trẻ em bị đuối nước và tai nạn giao thông.

Nâng cao y đức, y thuật, trách nhiệm để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân

(HBĐT) - "Cả Ty Y tế và bệnh viện chỉ có 2 y tá học từ thời Pháp thuộc. Bên sườn đồi ở Chăm Mát chỉ có vài lán cho bệnh nhân, phòng mổ cấp cứu phải căng dù dưới lùm cây gần đó. Sau đó, Ty Y tế và bệnh viện chuyển về phố Đúng trên cơ sở nhà thương cũ của Pháp nhưng nhà cửa không còn gì, chỉ còn nền gạch phủ đầy cát vì trận lụt năm 1945, nên phải dựng nhà bằng tranh tre nứa lá để phục vụ bệnh nhân”. Cùng hân hoan đón mừng ngày Quốc khánh, những người gắn bó với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân như Giám đốc Sở Y tế Trần Quang Khánh lại lật giở những dòng hồi ký, trang sử của ngành Y tế tỉnh từ khi mới lập nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục