Việt Nam vì có đường biên giới với Trung Quốc, Phó Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay bước khai báo y tế tại tất cả các cửa khẩu, thực hiện nghiêm ngặt theo dõi người có biểu hiện sốt.



 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp khẩn của Bộ Y tế về phòng chống dịch viêm phổi cấp. (Ảnh: T.G/Vietnam+)
Việt Nam sẽ ưu tiên nhất cho phòng chống dịch, không vì bất kỳ 1 lý do nào, kể cả thiệt hại về kinh tế.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định như khi chủ trì cuộc họp khẩn của Bộ Y tế về phòng chống dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona sáng nay, 24/1.

Phó Thủ tướng cho biết thời gian qua, Chính phủ đã thường xuyên chỉ đạo các ngành đề cao cảnh giác dịch bệnh, dù thế giới mới chính thức khuyến cáo ở mức lây nhiễm hạn chế.

Ưu tiên cao nhất cho phòng chống dịch

Theo Phó Thủ tướng, Việt Nam hiện có một số trường hợp sốt có biểu hiện nghi ngờ lây nhiễm virus Corona đều đã được theo dõi, điều trị tại các cơ sở y tế theo một quy trình nghiêm ngặt của ngành y tế.

Đến nay đã có một số trường hợp qua thử ban đầu của Việt Nam, chưa qua thử nghiệm của thế giới, bước đầu kết luận dương tính.

Có hai trường hợp nghi ngờ tại phía Bắc, tuy nhiên âm tính, còn một số trường hợp khác tiếp tục theo dõi xét nghiệm và sẽ công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian tới.

"Thực tế, lượng người Trung Quốc đến Việt Nam rất đông, Chính phủ và ngành y tế đưa ra khuyến cáo ở mức lây nhiễm. Sắp tới chúng ta thực hiện các nghiêm ngặt hướng dẫn về chuyên môn y tế, tất cả các cơ sở y tế thực hiện nghiêm chế độ bảo vệ bác sỹ, nhân viên y tế,” Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện ngay bước khai báo y tế tại tất cả các cửa khẩu, thực hiện nghiêm ngặt theo dõi người có biểu hiện sốt, tiếp xúc với người nghi ngờ.

Thứ ba, các bộ, ngành cần khuyến cáo mạnh mẽ mọi người hạn chế đi đến nơi có nguy cơ dịch, đặc biệt là vùng có dịch tại Trung Quốc. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế cũng chính thức kích hoạt trung tâm khẩn cấp để ứng phó với tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Mọi người dân và ngành y tế cần hết sức cảnh giác, thông tin đầy đủ, chính xác với cộng đồng về mức độ của bệnh cũng như các biện pháp khuyến khích khuyến nghị người dân. Chúng ta không vì bất kỳ lý do gì làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch."

Nguy cơ chùm ca bệnh này ra cộng đồng rất thấp

Phát biểu tại cuộc họp ban chỉ đạo phòng chống dịch, phó giáo sư Phan Trọng Lân – Viện trưởng Viện Pasteur cho hay bệnh nhân là hai cha con người Trung Quốc, trong đó người bố đã đi từ Vũ Hán (Trung Quốc) nhập cảnh vào Việt Nam qua sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội).

Ông Li Ding (sinh 1954) đi từ Vũ Hán (Trung Quốc) nhập cảnh vào Hà Nội ngày 13/1, sau đó di chuyển đến Nha Trang.

Người con Li Zichao (sinh 1992) đã ở Long An từ 4 tháng trước, đi ra Nha Trang gặp cha, sau đó tiếp tục về Thành phố Hồ Chí Minh và Long An.

Đến ngày 17/1, người cha bắt đầu sốt, ngày 20/1 người con có các triệu chứng tương tự. Hai cha con nhập Bệnh viện Chợ Rẫy tối 22/1. Sau khi khai thác bệnh sử, xác định bệnh nhân đến từ vùng dịch, có các triệu chứng của virus nCoV, Bệnh viện Chợ Rẫy lập tức tiến hành cách ly tuyệt đối hai lớp, lấy mẫu bệnh phẩm, thực hiện các quy trình phòng chống dịch và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Hiện nay, tình trạng hai bệnh nhân trên ổn định.

"Kết quả lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả ban đầu là dương tính với bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona. Đối với xét nghiệm này, Viện đang phối hợp với các viện và các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nghiên cứu tiếp, trong thời gian sớm nhất có kết quả chính xác,” phó giáo sư Lân cho biết.

Phân tích về nguy cơ, khả năng lây nhiễm của chùm ca bệnh này, giáo sư Phan Trọng Lân chỉ rõ nguy cơ chùm ca bệnh này ra cộng đồng rất thấp. Hiện nay, ngành y tế đã triển khai các biện pháp cách ly nghiêm ngặt trường hợp bệnh nhân trên, cách ly tuyệt đối với cộng đồng các trường hợp nói trên nên người dân có thể yên tâm.

Còn về khả năng lây nhiễm của các trường hợp người dân khác khi đi trên tàu từ Vũ Hán qua Hà Nội, ông Lân cho hay bệnh nhân khi đó mới trong thời gian ủ bệnh, tỷ lệ lây nhiễm thấp nên mọi người không nên quá lo ngại.

Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Trần Như Dương khẳng định hiện nay tại miền Bắc chưa phát hiện ca bệnh nào, chỉ có bệnh nhân nghi ngờ đang được cách ly một cách nghiêm ngặt tại các bệnh viện.

Người dân không nên quá hoang mang

Nói về những ứng phó của ngành y tế trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay cơ quan này đang triển khai các biện pháp quyết liệt. Bộ đã ban hành trên 12 văn bản các loại, đưa ra các khuyến cáo đưa ra để người dân không hoang mang, thành lập các đoàn kiểm tra ở các địa phương và cửa khẩu. Bộ Y tế đã có hướng dẫn phòng chống dịch và điều trị để triển khai thực hiện.

Hiện nay, 63 tỉnh, thành phố đã có kế hoạch triển khai thực hiện, cùng các biện pháp cụ thể. Theo báo cáo của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh về kết quả xét nghiệm ban đầu của bệnh nhân dương tính, thời gian tới ngành y tế sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp kỹ thuật, làm việc với WHO để có kết quả chính xác.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Người dân khi thấy ho, sốt khó thở đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Đây là bệnh lây truyền rất hạn chế từ người sang người.

Thứ hai, các đơn vị có liên quan tiếp tục công tác giám sát ở tất cả các cửa khẩu hàng không và biên giới với Trung Quốc, giám sát chặt đối tượng tới từ vùng có dịch khi nhập cảnh vào nước.

Bộ Y tế đang chỉ đạo các địa phương có liên quan như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Khánh Hòa giám sát theo lộ trình phòng chống dịch bệnh.

Việt Nam triển khai thực hiện khai báo y tế (hiện nay mới có Nhật Bản triển khai) với Việt Nam tiến hành khai báo y tế với tất cả các đối tượng đến từ Trung Quốc hàng không và đường bộ.

Về công tác điều trị, ngành y tế chỉ đạo thống nhất, dịch xảy ra ở khu vực nào điều trị khoanh vùng ở cơ sở đó, hạn chế tối đa chuyển tuyến, tuyến trên có đội hỗ trợ cấp cứu, hạn chế vận chuyển lên tuyến trên. Đặc biệt, các bệnh viện bố trí khu vực cách ly, chống lây chéo trong bệnh viện./.


                                   Theo TTXVN

Các tin khác


Bộ Y tế ban hành kế hoạch phòng, chống bệnh viêm phổi cấp

Bộ Y tế nhận định bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút corona hoàn toàn có thể xâm nhập vào Việt Nam.

1 người tử vong, 4 người cấp cứu nghi ăn nhầm trứng cóc

(HBĐT) - Khoảng 20h ngày 20/1 (Tức 26 Tết âm lịch), Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi tiếp nhận 5 ca cấp cứu do ngộ độc ở xóm Cốc, xã Kim Truy - nay là xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi. Các bệnh nhân đều có triệu chứng mạch chập, ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.

Bác sỹ kể chuyện trực Tết

(HBĐT) - Với nhiều người, ngày lễ, Tết là thời điểm để nghỉ ngơi, sum vầy bên gia đình. Thế nhưng, những niềm vui bình dị ấy lại trở thành ước mơ của bác sỹ.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020

(HBĐT) - Năm 2019, các đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra 7.817 cơ sở về an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh, phát hiện 592 cơ sở vi phạm (chiếm 7,5% tổng số cơ sở kiểm tra). Trong tổng số 536 mẫu sản phẩm nông lâm thủy sản kiểm định có 23 mẫu vi phạm chỉ tiêu ATTP và không phù hợp với chỉ tiêu về chất lượng so với bản tự công bố sản phẩm (chiếm 4,29%). Toàn tỉnh cũng xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm, 47 người mắc. Vấn đề vệ sinh ATTP được người dân đặc biệt quan tâm, nhất là chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Đã có 3 nước châu Á ghi nhận bệnh viêm phổi lạ do vi rút corona

Ngoài Trung Quốc đã có Thái Lan, Nhật Bản ghi nhận các ca bệnh viêm phổi lạ do vi rút corona (nCoV). Việt Nam đã xuất hiện 2 trường hợp nghi ngờ sốt tại cửa khẩu, nhưng đều có kết quả âm tính, nguy cơ bệnh xâm nhập là hoàn toàn có thể.

Nhật Bản xác nhận ca nhiễm bệnh viêm phổi lạ đầu tiên

Cơ quan Y tế Nhật Bản, ngày 16-1, xác nhận một người đàn ông Trung Quốc sống tại Nhật Bản dương tính với virus corona mới. Đây là trường hợp mắc bệnh viêm phổi lạ đầu tiên tại Nhật Bản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục