Khác với dịch SARS, trong thời gian ủ bệnh, 2019-nCoV vẫn lây. Đây là điểm khác biệt của chủng mới của virus corona với chủng virus corona gây ra dịch SARS. PGS, TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh, Việt Nam đang ở giai đoạn vàng của việc phòng chống dịch nCoV. "Nếu chúng ta làm tốt, dịch sẽ không lan truyền. Nếu để dịch lây thứ cấp, mọi thứ sẽ phức tạp hơn”, ông Phu nói.

Việt Nam đang ở giai đoạn vàng chống dịch nCoV

GS, TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Y tế.

Đang là giai đoạn vàng chống dịch nCoV

Hiện Việt Nam đã có bốn ca lây nhiễm trong cộng đồng ở Khánh Hòa và Vĩnh Phúc. Vì thế, Bộ Y tế đã triển khai quyết liệt mọi biện pháp về cách ly, dự phòng tại gia đình và cộng đồng chặt chẽ để kiểm soát kịp thời tình hình dịch bệnh.

Theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Việt Nam không hướng tới xây dựng bệnh viện dã chiến như Trung Quốc, nhưng cũng đã chuẩn bị các cơ sở y tế, trang thiết bị y tế tốt nhất để đối phó với kịch bản xấu nhất. 22 bệnh viện các tuyến cùng gần ba nghìn giường bệnh đã được chuẩn bị sẵn sàng đối phó với dịch.

Riêng tại Hà Nội, có khoảng gần hai nghìn giường bệnh đã được đưa vào tình hình dự phòng. Tại tỉnh Khánh Hòa cũng đã đưa ra ba phương án, nếu bệnh nhân đông sẽ chuyển từ Bệnh viện đa khoa tỉnh sang Bệnh viện Phổi và Bệnh viện Da liễu. "Chúng tôi tin các địa phương đều có phương án điều trị phù hợp nhất. Vì thế, chúng ta không nên quá hoang mang về việc này. Chúng ta chuẩn bị những phương án để đón tiếp bệnh nhân trong tình huống xấu nhất, tránh những ồn ào cho rằng chúng ta đang giấu dịch”, GS Long cho hay.

Việt Nam đang triển khai một biện pháp quan trọng trong kiểm soát dịch bệnh là hạn chế và cách ly với người đi về từ vùng có dịch về Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo, những trường hợp người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích công vụ và người Việt Nam đi từ vùng có dịch (31 địa phương của Trung Quốc) sẽ được cách ly tại cơ sở.

Các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam được cách ly theo ba cấp độ: Nếu bị bệnh sẽ lập tức cách ly tại cơ sở y tế. Đối tượng thứ hai là các cá nhân đi từ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc về hoặc những người tiếp xúc thì cách ly tập trung, cách ly tại gia đình và cách ly này dưới sự giám sát của cơ quan quản lý y tế, các cấp chính quyền địa phương. Vòng cách ly thứ ba là người tiếp xúc với người bệnh và nghi ngờ bệnh sẽ được cách ly hạn chế. Biện pháp này đã được làm từ 2003, ngăn chặn dịch lây lan trong cộng đồng.

GS Nguyễn Thanh Long khẳng định thêm, so với dịch SARS năm 2003, Việt Nam đã có nhiều biện pháp triển khai mạnh mẽ, thống nhất, đồng bộ và xuyên suốt hơn trong cuộc chiến với dịch nCoV lần này. Vì thế, Việt Nam sẽ cố gắng kiểm soát được corona virus.

Trong thời gian ủ bệnh, virus corona vẫn lây

Việt Nam đã từng được thế giới đánh giá cao khi là nước đầu tiên khống chế được dịch SARS. Chủng virus corona mới 2019 được biết cùng họ với chủng virus gây ra dịch SARS năm 2003, tuy nhiên, có nhiều điểm khác biệt về dịch nCoV so với SARS.

Theo GS, TS Nguyễn Thanh Long, chủng mới của virus corona 2019 có cấu trúc khá đơn giản và khả năng lây lan trong vụ dịch này rất nhanh. Hiện có ba phương thức lây truyền: lây truyền qua không khí – lây qua tiếp xúc với những giọt nước bọt từ những người ho, hắt hơi, sổ mũi vào đường hô hấp; lây truyền trực tiếp khi tiếp xúc với người bệnh như bắt tay…; lây truyền từ bề mặt bị nhiễm bẩn như gỗ, đá...

"Đặc trưng của virus là ho, hắt hơi ra bề mặt, virus này không lơ lửng trên không khí nên lây qua không khí nguy cơ thấp mà chủ yếu qua tiếp xúc. Khi virus ra ngoài tồn tại trên các bề mặt, thời gian tồn tại khá lâu. Khi tay sờ vào bề mặt, đưa lên mắt mũi miệng là đường lây truyền đáng quan ngại”, GS Long nói. Vì thế, phòng nhiễm nCoV phải bằng tất cả các biện pháp.

Về lây qua đường phân, sẽ xảy ra trong trường hợp chăm sóc người nhiễm. Có thông tin đường lây khác nhưng về khoa học chưa có kiểm chứng rõ nét.

Khác với SARS, trong thời gian ủ bệnh, virus corona vẫn lây. Ngay khi người mang bệnh chưa có triệu chứng, người bệnh vẫn lây nhiễm cho người khác. Có thể có những cá thể có triệu chứng rất nhẹ như đau mỏi cơ, sốt nhẹ thoáng qua hay ho nhẹ nhưng thật ra lại mắc nCoV nên dễ bỏ sót một số trường hợp bệnh.

Thời gian ủ bệnh là thời gian từ khi bị nhiễm virus đến khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng. Hiện tại ước tính thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 11 ngày và các ước tính này sẽ được điều chỉnh khi có thêm dữ liệu. Dựa trên thông tin của các virus corona như MERS và SARS, thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV có thể lên tới 14 ngày.

Nhìn nhận về dịch SARS và nCoV, các chuyên gia cho biết, tính từ lần công bố ca nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán từ tháng 12-2019 đến nay, tổng số ca nhiễm tới lúc này là hơn 28 nghìn người, 565 người thiệt mạng và có 563 là người dân của Trung Quốc đại lục. Hiện nay, tỷ lệ tử vong do nCoV khoảng 2%.

Trong khi đối với SARS, từ tháng 11-2002 cho tới tháng 7-2003, SARS lây lan sang 37 quốc gia/vùng lãnh thổ khiến 8.098 người nhiễm bệnh, 774 người tử vong, chủ yếu ở Trung Hoa đại lục và Hồng Kông (Trung Quốc).

Trong hơn hai tháng qua, số lượng người nhiễm bệnh nCoV đã vượt SARS-CoV, tuy nhiên tỷ lệ tử vong thấp hơn là 2%, nhỏ hơn khá nhiều so với 9,6% đối với SARS, đồng thời cũng nhỏ hơn tỷ lệ 35% của dịch MERS (cũng gây ra bởi một loại khác của virus corona) ở Trung Đông.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, với virus corona, việc phòng qua tiếp xúc trực tiếp tốt nhất là không nên tiếp xúc với đám đông khi chưa biết rõ tình hình dịch và phải có biện pháp vệ sinh bề mặt, thường xuyên lau rửa dụng cụ bàn ghế bằng thuốc sát khuẩn thông thường mà hiện nay đang sử dụng.

Hiện vẫn chưa biết virus 2019-nCoV tồn tại được bao lâu trên các bề mặt, mặc dù thông tin sơ bộ cho thấy virus có thể tồn tại trong vài giờ. Các chất khử trùng đơn giản có thể tiêu diệt virus khiến nó không còn khả năng lây nhiễm cho người.

PGS, TS Trần Đắc Phu giải thích thêm, virus không lây qua đường nước, tuy nhiên, nếu người đi bơi mắc virus corona có thể tiết dịch có nhiễm virus tại hồ bơi, cũng gây ra nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.

Virus corona nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, tia cực tím và cả môi trường thông thoáng khí nên phải mở cửa sổ tạo thông thoáng khí. Do đó, ở ngoài điều kiện tự nhiên, mọi người không nhất thiết phải dùng khẩu trang trừ khi tiếp xúc với đám đông.

                                                                                        Theo báo Nhân Dân

Các tin khác

Không có hình ảnh

Trường hợp đầu tiên của tỉnh ta phải xét nghiệm nghi nhiễm vi rút Corona đã có kết quả âm tính

(HBĐT) - Ngày 3/2, bệnh nhân Nguyễn Q. U, 30 tuổi (trú tại phường Chăm Mát, TP Hòa Bình) nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng ho, sốt, mệt mỏi. Trước đó, bệnh nhân làm việc tại cửa khẩu Lào Cai, có tiếp xúc với người Trung Quốc.

Cấp 20 nghìn khẩu trang và 3.000 kg Cloramin B cho 10 Trung tâm y tế huyện, thành phố

(HBĐT) - Từ ngày 5/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế cấp 20 nghìn khẩu trang y tế và 3.000 kg hóa chất khử trùng Cloramin B cho 10 trung tâm y huyện, thành phố, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.

Kiểm tra công tác phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona gây ra tại huyện Yên Thủy và Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 6/2, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng BCĐ tỉnh phụ trách trực tiếp phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona gây ra làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại huyện Lạc Sơn và Yên Thủy. Tham dự có đại diện lãnh đạo, các khoa, phòng thuộc Sở Y tế.

WHO cung cấp 21 thông tin hữu ích về virus corona

Đối với nhiễm 2019-nCoV, các biện pháp sau đây không được khuyến nghị vì không hiệu quả để bảo vệ bạn, thậm chí có thể gây hại, như sử dụng vitamin C, hút thuốc, sử dụng trà thảo dược truyền thống, đeo nhiều khẩu trang để bảo vệ tối đa, tự dùng thuốc như kháng sinh. Đây là một trong những nội dung khuyến cáo mà Tổ chức Y tế Thế giới vừa đưa ra trong Bộ câu hỏi - đáp về virus corona nCoV.

Số ca tử vong vì nCoV đã tăng lên 564

Tính đến 6 giờ sáng nay 6-2, thế giới đã có 27.602 ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona và số trường hợp tử vong đã tăng lên 564 trường hợp.

Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh virus corona: Việt Nam đã chuẩn bị tất cả các tình huống

15 giờ chiều nay 5-2, Bộ Y tế đã gặp gỡ báo chí, cung cấp thông tin về dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona (nCoV) gây ra sau khi Việt Nam đã ghi nhận 10 trường hợp nhiễm nCoV, trong số này đã có ca nhiễm lây lan trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục