(HBĐT) - Tính đến 12h ngày 9/3, trên thế giới ghi nhận 110.026 trường hợp mắc 3.828 tử vong tại 102 quốc gia, vùng lãnh thổ. Xu hướng hiện nay cho thấy số mắc mỗi ngày không có tình trạng tăng vọt, duy trì ở mức khoảng trên 1.000 trường hợp mắc mới mỗi ngày và có thể tăng nhẹ trong một vài ngày tới. Đặc biệt, tại nước ta, từ ngày 6/3 đến nay đã phát hiện thêm 14 trường hợp nhiễm Covid-19. Vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay đó chính là thực hiện nghiêm túc việc cách ly đối với người nghi nhiễm, người tiếp xúc với người nghi nhiễm.

 


Suất ăn cho công dân khu cách ly tập trung tại Trường Quân sự tỉnh được chuẩn bị chu đáo, đảm bảo VSATTP.


Theo báo cáo của ngành Y tế, hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có ca nhiễm bệnh Covid-19, tuy nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tính đến 15h ngày 8/3, toàn tỉnh có 25 người nghi ngờ đang thực hiện cách ly tại các cơ sở y tế. Trong đó, 21 người thực hiện lấy mẫu xét nghiệm và 18 người đã có kết quả âm tính với Covid-19, 3 trường hợp đang chờ kết quả. Có 34 người thực hiện cách ly tập trung tại các cơ sở ngoài y tế và 42 người cách ly tại nhà. 106 người đi từ nước có dịch về đang cách ly tại Trường Quân sự tỉnh có sức khỏe ổn định. Theo báo cáo của ngành Công an, có 6 người trong chuyến bay VN0054 từ London tới sân bay Nội Bài sáng 2/3, đã di chuyển đến một số địa điểm của tỉnh. Hiện nay, những nơi mà các hành khách này tới đã được khử trùng. Những người tiếp xúc với các hành khách này đã được cách ly theo đúng quy định.
 
Liên quan đến bảo đảm tiếp nhận, giám sát dịch bệnh đối với công dân Việt Nam từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch, ngày 5/3, BCĐ phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh đã có Kế hoạch số 51 về việc "bảo đảm tiếp nhận, giám sát dịch bệnh đối với công dân Việt Nam từ các quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch Covid-19 về Hòa Bình”. Trong đó nêu rõ phải chủ động, tích cực chuẩn bị mọi mặt, hiệp đồng chặt chẽ với các ngành liên quan; chỉ huy điều hành kịp thời, thống nhất, bảo đảm an toàn. Bố trí các khu vực tiếp nhận, cách ly hợp lý bảo đảm xa khu dân cư, thuận lợi cho công tác quản lý, giám sát, bảo vệ môi trường. Không để lây lan dịch bệnh đối với cán bộ, chiến sỹ trực tiếp tham gia làm nhiệm vụ và cộng đồng dân cư.

Cùng với các cơ sở cách ly y tế tập trung, hiện, việc cách ly cũng đang được tiến hành tại các cơ sở ngoài y tế và tại gia đình. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Dịch bệnh Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A. Nhóm bệnh này bao gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Để phòng, chống Covid-19, ngày 29/2/2020, Bộ Y tế đã có Công văn số 991/BYT-DP về việc tổ chức cách ly tế người về từ vùng dịch Covid-19. Những người có dấu hiệu sốt, ho, khó thở được chuyển ngay tới các cơ sở y tế để cách ly và thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của bộ Y tế.

Tại các cơ sở cách ly tập trung, căn cứ tờ khai y tế (giấy hoặc điện tử), tờ khai y tế bổ sung và bằng các biện pháp nghiệp vụ tiến hành phỏng vấn để xác minh các trường hợp để áp dụng các hình thức cách ly cho phù hợp.Các trường hợp đến, đi qua vùng dịch hoặc tiếp xúc gần với người có biểu hiện (sốt, ho, khó thở) sẽ áp dụng hình thức cách ly tập trung theo quy định.

Các trường hợp đến, đi qua các khu vực không thuộc các vùng dịch, áp dụng hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú theo hướng dẫn của của Bộ Y tế. Các trường hợp cách ly tại nhà sẽ được cán bộ y tế theo dõi sức khỏe, đo thân nhiệt 2 lần/ngày; nếu có biểu hiện bất thường sẽ được chuyển đến cơ sở y tế để khám, điều trị theo quy định.

Đồng chí Giám đốc Sở Y tế cũng nhấn mạnh: Từ vụ việc bệnh nhân thứ 17 cho thấy những người được Bộ Y tế khuyến cáo phải cách ly y tế, theo dõi sức khỏe phòng Covid-19 cần có ý thức khai báo y tế trung thực, thực hiện cách ly nghiêm túc. Đây là biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe của chính mình và trách nhiệm phòng bệnh, trước tiên là cho người thân, gia đình mình, sau đó là cộng đồng. Mục đích của việc cách ly là nhằm khoanh vùng, cô lập vùng dịch, không để nguồn bệnh có thể thoát ra ngoài và tiến hành dập dịch triệt để.

Theo quy định của pháp luật, hành vi trốn tránh các biện pháp phòng, tránh dịch bệnh đều bị xử lý. Cụ thể, Ðiều 10, Nghị định 176/2013/NÐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế nêu rõ: Người nào từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng.

Bên cạnh đó, nếu người có hành vi trốn khỏi nơi cách ly mà mang mầm bệnh, lây nhiễm cho người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Ðiều 240 Bộ luật Hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người. Nếu bị truy tố, tùy theo mức độ gây thiệt hại mà người phạm tội có thể bị phạt tù lên đến 12 năm và có thể bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng.


Dương Liễu

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục