(HBĐT) - Đà Bắc là một trong những địa phương có đông người đi xuất khẩu lao động tại Trung Quốc, cũng là địa bàn có các điểm du lịch thu hút đông người nước ngoài đến thăm quan. Trong khi đó, dân trí không đồng đều, dân cư sống rải rác đã gây không ít khó khăn cho công tác rà soát, quản lý đối tượng. Khắc phục những khó khăn trên, huyện chủ động thực hiện các giải pháp hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19.


100% trường học trên địa bàn huyện Đà Bắc đã được phun khử trùng tiêu độc. Ảnh chụp tại Trường mầm non Tu Lý.

Đồng chí Trần Hồng Quân, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện cho biết: Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương đã quán triệt và triển khai thực hiện hiện kịp thời các văn bản chỉ đạo. 100% xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, xây dựng kế hoạch công việc chi tiết. Trong bối cảnh diễn biến dịch ngày càng phức tạp, công tác truyền thông được đặc biệt quan tâm. Huyện đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch với nhiều hình thức như: tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh các xã, thị trấn, loa di động tại các thôn, xóm, treo băng rôn, panô, áp phích tại nơi công cộng...

Tính đến ngày 10/3, huyện đã triển khai treo 84 băng rôn, áp phích tại các điểm trường, trạm y tế, khu du lịch đền Bờ, các khu chợ trên địa bàn huyện; phát 23 đĩa truyền thông phòng, chống dịch cho các đơn vị trên địa bàn; cấp phát 3.800 chiếc khẩu trang; cấp phát 114 băng rôn tuyên truyền, 320 tờ áp phích, 10 quyển những điều cần biết về virus Corona, 75 chai nước súc miệng, 150 bánh xà phòng, 45 chai sát khuẩn tay nhanh cho các xã, thị trấn.

Huyện đã tiến hành phun khử khuẩn lần 1 tại tất cả các trường học, gồm cả điểm trường chính và chi lẻ, 5 chợ lớn của huyện, 9 điểm du lịch và nơi tập trung đông người. Dự kiến,  trung tuần tháng 3, huyện sẽ phun lần 2 tất cả các điểm trên.

Một nội dung được huyện quan tâm triển khai thực hiện là việc rà soát, phân loại, cách ly các trường hợp đi lao động trở về từ vùng dịch. Huyện đã chủ động giám sát các trường hợp nghi ngờ, có biểu hiện triệu chứng của bệnh, quản lý chặt chẽ di biến động dân cư. Đặc biệt là những trường hợp đi lao động tại Trung Quốc trở về địa phương. Tiến hành lập danh sách các trường hợp đi lao động từ nước ngoài, từ vùng dịch về các xã, thị trấn cần theo dõi trong vòng 14 ngày; phối hợp chính quyền địa phương quản lý, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch tại nhà.

Trên địa bàn huyện, các xã: Tú Lý, Tân Pheo, Tân Minh, Toàn Sơn, Cao Sơn, Nánh Nghê và thị trấn      Đà Bắc là có đông người đi lao động trở về từ vùng dịch. Theo số liệu thống kê, toàn huyện có 67 trường hợp người dân địa phương đi học và làm việc tại nước ngoài đã về địa phương. Các đối tượng này đều được quản lý theo dõi. 

Tính đến ngày 10/3, toàn huyện còn 2 đối tượng cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà, sức khỏe ổn định; không có người tiếp xúc gần với người có sốt từ Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 14 ngày; không có người nào đang được theo dõi, cách ly tại cơ sở y tế. 

Đồng chí Giám đốc Trung tâm Y tế huyện cho biết thêm: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức thu dung, cách ly, cấp cứu và điều trị bệnh nhân mắc Covid-19, vận chuyển bệnh nhân theo từng tình huống diễn biến của dịch bệnh. Chỉ đạo trạm y tế các xã, thị trấn chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân. Dự trù hóa chất, vật tư phục vụ công tác phòng, chống dịch, khi được cấp bổ sung hóa chất tiếp tục triển khai phun khử trùng đợt 2. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

  Dương Liễu

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục