(HBĐT) - Sau nhiều năm nỗ lực bền bỉ, Công ty CP Biopharm Hòa Bình trở thành doanh nghiệp khoa học, công nghệ đầu tiên của tỉnh hoạt động có hiệu quả. Công ty đã làm chủ toàn bộ công nghệ sản xuất nuôi cấy đông trùng hạ thảo, nghiên cứu, nhân giống, nuôi cấy thành công và đưa ra thị trường hàng trăm nghìn loại cây dược liệu, nấm dược liệu khác, từng bước trở thành đối tác tin cậy của khách hàng. Người góp phần quan trọng vào sự phát triển của Công ty CP Biopharm Hòa Bình là Giám đốc Đặng Thị Phương Hảo.  


Công ty CP Biopharm Hòa Bình thực hiện quy trình sản xuất đông trùng hạ thảo. 

Công ty CP Biopharm Hòa Bình nằm ở tiểu khu 10, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình). Công ty đã quy hoạch cơ bản khu vực sản xuất, vườn mẫu, vườn giống bảo tồn, khu vực nghiên cứu, nuôi cấy dược liệu.

Dẫn chúng tôi đi thăm quan hoạt động sản xuất, Giám đốc công ty Đặng Thị Phương Hảo cho biết: Dù cơ sở vật chất còn khiêm tốn, song hoạt động nghiên cứu, chuyển giao sản xuất, nuôi trồng cây dược liệu đã cơ bản ổn định. Hiện tại, công ty quản lý, thực hiện nhân giống khoảng 200 cây dược liệu quý hiếm của Việt Nam. Công ty đã có những thành công về chuyển giao quy trình kỹ thuật nhân giống, với phương pháp nuôi cấy mô các cây dược liệu bằng tế bào thực vật. Đến nay, công ty đã làm chủ toàn bộ công nghệ sản xuất nuôi cấy đông trùng hạ thảo, sản xuất nấm đông trùng hạ thảo. Và là đơn vị làm theo đơn đặt hàng của các đối tác có sản phẩm đông trùng hạ thảo bảo đảm chất lượng. Các đối tác, khách hàng cần hoạt chất nào của đông trùng hạ thảo, công ty cũng có thể đáp ứng. Bên cạnh đó, công ty đã thực hiện nhân giống, chuyển giao thành công các loại cây dược liệu cho khách hàng trên toàn quốc.

Chị Đặng Thị Phương Hảo tạo cho người tiếp xúc cảm giác thân thiện, dễ gần và tin tưởng. Chị có duyên với hoạt động KHKT lĩnh vực nông nghiệp, đến nay đã có 20 năm công tác trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ. Từng học ngành nông nghiệp, phụ trách trung tâm giống của Công ty Mía đường Hòa Bình - đơn vị đầu tiên nuôi cấy mô tế bào thực vật của tỉnh, sau đó chuyển công tác làm việc ở các đơn vị liên quan KHKT. Quá trình công tác, chị và các cộng sự thống nhất theo đuổi định hướng trong lĩnh vực chuyển giao quy trình kỹ thuật nhân giống, với phương pháp nuôi cấy mô các cây dược liệu bằng tế bào thực vật. Định hướng này có từ hơn 10 năm trước, đến bây giờ khi Bộ Y tế thực hiện các quy định "siết chặt” đầu vào trong quy trình sản xuất các sản phẩm chế biến từ dược liệu, thực phẩm chức năng đã trở nên hữu dụng. Các sản phẩm của công ty luôn bảo đảm yêu cầu chất lượng dược liệu.
Không đơn giản để có được thành công này, trong suốt nhiều năm, chị Hảo và các cộng sự đã nếm trải nhiều lần không thành công. Thế nhưng, cứ tìm tòi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm, tuân thủ chặt chẽ các quy trình trong sản xuất, yêu cầu mẫu đất, mẫu nước, điều kiện tự nhiện, phát triển của cây trồng, công ty cũng đã có những thành công ban đầu. Thành lập công ty từ năm 2013, đến vài năm nay, công ty mới có doanh thu và phát triển. Nhiều khách hàng là những tổ chức, cá nhân có tên tuổi đã tìm đến hợp tác chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất dược liệu. Đáng kể như: Chuyển giao quy trình nhân giống cây đinh lăng lá nhỏ (thực hiện năm 2016-2018), quy trình nhân giống và nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo (năm 2017-2019) cho Công ty CP Traphaco; chuyển giao quy trình nhân giống và trồng trọt cây sâm cau cho Vườn Quốc gia Cát Bà (năm 2019-2021); chuyển giao quy trình nhân giống và trồng trọt cây hoàng tinh hoa đỏ cho Công ty CP Dượu liệu Vân Hồ - Sơn La (2019-2023)...

Về sản phẩm đông trùng hạ thảo, từ năm 2015, công ty đã hoàn thành đề tài khoa học quy trình nhân giống, nuôi trồng đông trùng hạ thảo trên chất hữu cơ, được Hội đồng khoa học cấp tỉnh thẩm định, đánh giá công nhận là kết quả nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở này, công ty tiếp tục nghiên cứu các sản phẩm đông trùng hạ thảo, kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng thuộc Bộ Y tế, chất lượng các hoạt tính của đông trùng hạ thảo ổn định, cao hơn so với dược điển. Hiện nay, công ty đã thực hiện đơn hàng phục vụ nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng cho một số công ty dược có uy tín trong nước. Công ty CP Biopharm Hòa Bình đã tổ chức tốt các hoạt động nghiên cứu khoa học; nghiên cứu thành công quy trình chế biến cao đông trùng hạ thảo; nhân giống một số loại cây làm dược liệu quý như dâu tây, thông đất, nhân sâm, hoàng tinh đỏ, thông đỏ... Công ty đã sản xuất một số sản phẩm đưa ra thị trường như đông trùng hạ thảo Elipha, Liadbio, công suất 400 - 500 kg tươi/năm; sản xuất các loại giống cây dược liệu như lan thạch hộc rỉ sắt, hà thủ ô đỏ, ba kích tím, lan gấm, lan kim tuyến, sâm cau, giảo cổ lam… công suất 30-30 vạn cây giống dược liệu/năm.

Giám đốc Công ty CP Biopharm Hòa Bình Đặng Thị Phương Hảo chia sẻ: Biopharm Hòa Bình đã có những thành công ban đầu khi được các khách hàng, đối tác có uy tín tin tưởng hợp tác, và là doanh nghiệp tiêu biểu lĩnh vực dược liệu trong hoạt động KHCN của tỉnh. Công ty đang tiếp tục tập trung vào hoạt động sản xuất, thành lập vùng nguyên liệu dược liệu đạt chuẩn GACP, thực hiện bảo tồn các cây dược liệu cả trong phòng thí nghiệm và ngoài tự nhiên; hoàn thiện, đề nghị công nhận quy trình chế biến cao đông trùng hạ thảo, một số quy trình công nghệ nhân giống; nuôi trồng một số cây thuốc, cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp quý hiếm như: sâm ngọc linh, sâm vũ diệp, nhân sâm, dâu tây, hoài sơn, hoàng tinh đỏ… Nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển sản xuất vì sức khỏe cộng đồng.

L.C

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục