(HBĐT) - Có một thực tế đang diễn ra trên địa bàn tỉnh trong điều kiện thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 là nhiều người dân vì lo ngại đã không kịp thời đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Hậu quả là bệnh tình trở nặng khiến việc xử trí phức tạp, khó khăn. Qua báo cáo từ các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh, huyện, tại thời điểm quý I, số người bệnh đến khám, điều trị ở các cơ sở y tế tiếp tục giảm mạnh ở 2 tuần đầu thực hiện giãn cách toàn xã hội.


Bệnh viện Đa khoa tỉnh trang bị trang bị máy móc, kỹ thuật hiện đại tại phòng mổ, sẵn sàng cứu chữa các ca bệnh phải phẫu thuật, cấp cứu.

Trong đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp đón 41.270 lượt người đến khám bệnh, 8.321 trường hợp điều trị nội trú, công suất sử dụng giường bệnh 84%. Trung tâm Y tế huyện Mai Châu khám bệnh cho 13.900 lượt người, 2.025 trường hợp điều trị nội trú, công suất sử dụng giường bệnh 50,37%. Trung tâm Y tế huyện Đà Bắc khám bệnh cho 41.270 lượt người, 2.031 trường hợp điều trị nội trú, công suất sử dụng giường bệnh 84%...

Liên tiếp trong 2 ngày 13 - 14/4, khoa Ngoại - Tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tiếp nhận 3 trường hợp bệnh nặng phải tiến hành mổ cấp cứu. Bao gồm trường hợp Bùi Văn Ch, 64 tuổi ở xã Lạc Thịnh (Yên Thủy); Bạch Công Ph, 18 tuổi ở xã Vĩnh Tiến; Bùi Văn H, 40 tuổi ở xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi). Cả 3 trường hợp đều phải mổ cấp cứu đau ruột thừa, đến bệnh viện khi bệnh đã biến chứng áp xe.

Trước đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận trường hợp bệnh nhân Bùi Trúc M, 10 tuổi, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình). Phải sau 3 ngày xuất hiện triệu chứng đau bụng mức độ ngày càng tăng lên, gia đình mới đưa bệnh nhân đến khám tại Trung tâm Y tế TP Hòa Bình. Tại đây, các bác sỹ nghi bệnh viêm ruột thừa trước khi chuyển tuyến trên xử trí. Bác sỹ CKII Nguyễn Văn Bảy, Phó khoa Ngoại - Tổng hợp cho biết: Đến viện, cháu bé đã ở tình trạng viêm phúc mạc toàn thể do biến chứng, nhiễm trùng nặng. Đây là ca bệnh xử trí phức tạp, các bác sỹ phải cắt phần ruột bị viêm, hoại tử, hút dịch mủ và các chất bẩn để làm sạch ổ bụng trước khi đặt ống dẫn lưu. Thay vì chẩn đoán sớm, việc điều trị nhẹ nhàng và nhanh chóng phục hồi, các trường hợp bệnh nặng kể trên do khám chữa muộn, bị biến chứng nên phục hồi sau mổ mất nhiều thời gian hơn, chịu đau đớn hơn và phải sử dụng kháng sinh liều cao.

Bác sỹ Nguyễn Hoàng Diệu, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh xác nhận: Trong thực hiện tuân thủ cách ly xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, có hiện tượng một số người dân mắc triệu chứng sốt, đau bụng, chướng bụng, nôn... nhưng không đi khám, chữa ngay, gây ra những bất lợi, đặc biệt là khó khăn cho khâu xử trí. Nhất là với các bệnh lý mang tính chất cấp tính, việc chậm chễ khám, chữa ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, trong 2 tuần qua, số lượt người đến khám, chữa bệnh giảm một nửa so với cùng thời điểm năm 2019. Bệnh nhân điều trị giảm khoảng 60%, trong đó, số bệnh nhân nặng chiếm tỷ lệ khá cao (20%).

Qua trao đổi với đồng chí Bùi Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, lượng người đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trong tỉnh giảm rõ rệt trong những ngày qua, chủ yếu do người dân có tâm lý sợ dịch Covid-19, lo sợ cơ sở y tế là nơi nhiều nguy cơ. Tuy nhiên, với việc kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các khâu từ sàng lọc, phân luồng, cách ly trường hợp nghi ngờ..., vấn đề lây nhiễm chéo là khó xảy ra. Tại tất cả bệnh viện, trung tâm y tế đều lập các bốt sàng lọc, kiểm soát, phân luồng ngay khi vào viện. Ngay tại các khoa bệnh cũng có quy định chặt chẽ, chỉ cho 1 người nhà ở lại chăm sóc bệnh nhân, không tổ chức thăm khám. Bên cạnh đó, thực hiện chặt chẽ khâu cách ly, bố trí trang thiết bị chụp chiếu, phòng mổ riêng đối với các trường hợp nghi ngờ ngay tại khu cách ly. Công tác khử khuẩn tại các cơ sở y tế được tăng cường. Khuyến cáo trong điều kiện dịch Covid-19, người dân nên chủ động liên hệ với bác sỹ khám bệnh đối với trường hợp mắc bệnh mạn tính để được tư vấn. Trong trường hợp cần thiết, nhất là trường hợp bệnh cấp tính hãy gọi số máy cấp cứu. Các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện sẵn sàng bố trí phương tiện hỗ trợ người bệnh.

Bùi Minh

Các tin khác


Sẵn sàng kích hoạt Bệnh viện dã chiến số 1 để điều trị các trường hợp mắc Covid-19

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh, đến ngày 10/4 chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với Covid-19. Tuy nhiên, các phương án đối phó luôn được chuẩn bị chu đáo, trong đó có việc sẵn sàng kích hoạt Bệnh viện dã chiến (BVDC) số 1 để điều trị các trường hợp mắc Covid-19

Số ca nhiễm nCoV lên 267

6h ngày 15/4, Bộ Y tế ghi nhận thêm một ca dương tính nCoV, là bố của "bệnh nhân 257", ở thôn Hạ Lôi, Hà Nội.

Tiếp nhận và cách ly 84 công dân Việt Nam trở về từ Hàn Quốc

(HBĐT)- Tối ngày 14/4, tại điểm cách ly tập trung Trung đoàn T14, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (tổ 14, phường Thịnh Lang, thành phố Hoà Bình), Bộ CHQS tỉnh đã phối hợp với Sở Y tế tiếp nhận và cách ly 84 công dân Việt Nam từng sinh sống, học tập, làm việc tại Hàn Quốc trở về nước.

Ngày 14/4, Việt Nam ghi nhận 1 ca mắc COVID-19, là người từng đến Bệnh viện Bạch Mai

Tính đến 18 giờ ngày 14/4, Việt Nam đã ghi nhận thêm 1 ca mắc COVID-19, là người đã từng đi chăm người bệnh tại bệnh viện Bạch Mai. Tổng số là 266 ca mắc.

Ghi nhận thêm 4 trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19

(HBĐT) - Theo thông tin từ BCĐ phòng chống Covid-19 tỉnh, tính đến 15 giờ ngày 14/4, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận ca dương tính nào với vi rút Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục