Sáng 20.4, Bộ Y tế cho biết ngày thứ 4 liên tiếp không ghi nhận thêm ca mắc COVID-19 mới. Hiện Việt Nam ghi nhận 268 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 203 trường hợp đã được công bố khỏi bệnh. 

 


Theo Bộ Y tế, tính đến 6h00 ngày 20.4 tổng số ca mắc COVID-19 là 268 trường hợp, trong đó 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 62.998.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện còn 3 bệnh nhân nặng đang được theo dõi nhưng trong tầm kiểm soát là BV91, BN19 và BN161.

Tất cả các bệnh nhân COVID-19 nặng đều được hội chẩn thường xuyên bởi các chuyên gia đầu ngành. Việt Nam là một trong ba quốc gia trên thế giới có trên 200 trường hợp nhiễm COVID-19 trở lên chưa có trường hợp tử vong.

Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 13 ca. Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 7 ca.

Họp trực tuyến Bộ trưởng Y tế G20 về tác động của COVID-19

Từ 19 đến 23h ngày 19.4 (giờ Việt Nam), các Bộ trưởng Y tế G20 bắt đầu cuộc họp trực tuyến để thảo luận về tác động của COVID-19 đối với sức khỏe toàn cầu. Tham dự cuộc họp có Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cùng các Bộ trưởng Y tế của các nước G20, các tổ chức quốc tế và khu vực gồm WHO, WB, OECD, Quỹ toàn cầu, Quỹ LHQ, GAVI, Liên minh tiêm chủng. Đại diện Bộ Y tế Việt Nam là Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường.

Cuộc họp này tiếp sau Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến các nhà Lãnh đạo G20 vào tháng 3 năm nay, với mục tiêu là đảm bảo an toàn cho người bệnh và ứng phó toàn cầu đối với các tình huống y tế khẩn cấp. Các Bộ trưởng Y tế G20 chia sẻ kinh nghiệm của mỗi quốc gia và đề ra những hành động khẩn thiết đối với G20 để chung tay chống đại dịch.

Bộ trưởng Y tế Saudi Arabia chủ trì cuộc họp trực tuyến để đưa ra các giải pháp y tế chống đại dịch và khuyến khích các giải pháp kỹ thuật số để phối hợp toàn cầu và đưa ra ưu tiên chuẩn bị ứng phó với đại dịch COVID-19. Đại diện của cả 5 châu lục đã thể hiện quyết tâm cần phải phối hợp hành động, đặc biệt trong việc đẩy nhanh nghiên cứu vắc xin, chia sẻ các biện pháp thực hành hiệu quả để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Bộ trưởng Y tế và đại diện cho Bộ Y tế các nước G20 gồm Mỹ, Italy, Pháp, EU, Đức, Tây Ban Nha, Nga, Australia, Nhật Bản, Canada, Brazil, Argentina, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia... đã có bài phát biểu.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã chia sẻ những kinh nghiệm của Việt Nam và ASEAN (trên vai trò Việt Nam là Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020) trong ứng phó với đại dịch COVID-19.

Chia sẻ kinh nghiệm khống chế dịch COVID-19 ở Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Trương Quốc Cường cho biết Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam đã được thành lập từ rất sớm với cam kết cao của toàn thể hệ thống chính trị, chính phủ lẫn người dân, kêu gọi tinh thần đoàn kết của người dân với phương châm "chống dịch như chống giặc".

Việt Nam đã áp dụng chiến lược "chủ động ngăn chặn - phát hiện sớm - cách ly kịp thời - khoanh vùng gọn - dập dịch triệt để - điều trị khỏi bệnh”, với sự tham gia của các địa phương và huy động mọi nguồn lực tại chỗ. Việt Nam đã sớm áp dụng các biện pháp ngăn chặn các ca lây nhiễm từ nước ngoài và đảm bảo hiệu quả việc cách ly, ngăn chặn các ca lây nhiễm trong nước.

Về mặt kinh tế xã hội, Chính phủ Việt Nam đã có các biện pháp nhằm giảm nhẹ tác động của COVID-19 như cắt giảm thuế và những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, người buôn bán nhỏ lẻ và người dân.

Việt Nam đã áp dụng biện pháp khống chế kiểm soát dịch bệnh đi kèm với bình ổn kinh tế xã hội. Những người có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là đối tượng dễ bị tổn thương như người nghèo, người lao động, được đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.

Hiện là Chủ tịch luân phiên ASEAN đồng thời đảm nhiệm vai trò thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Việt Nam có những nỗ lực nhằm nâng cao ứng phó dịch: Chia sẻ kịp thời thông tin về phát hiện và điều trị COVID-19, các biện pháp chuẩn mực để giám sát sức khỏe ở vùng biên giới, trợ giúp lãnh sự đối với các công dân ASEAN đang trong tình huống cần giúp đỡ...

                                                                                           Theo báo Lao Động


Các tin khác


Chiều nay không ghi nhận thêm ca nhiễm nCoV

18h ngày 18/4, Bộ Y tế không ghi nhận thêm ca dương tính nCoV. Tổng số ca nhiễm 268, trong đó 201 người đã khỏi.

Sáng 18/4, tiếp tục không có ca mắc COVID-19 mới, ghi nhận 36 giờ liên tiếp ''bình yên''

Tính đến 6 giờ sáng 18/4, Việt Nam không ghi nhân ca mắc mới tổng số giữ nguyên 268 ca.

Thêm 1 trường hợp nghi mắc covid-19

(HBĐT) - Theo thông tin từ BCĐ Phòng chống covid-19 tỉnh, tính đến 15 giờ ngày 17/4/2020, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận ca dương tính nào với vi rút COVID-19.

Phấn đấu hoàn thành việc cung cấp thiết bị trong quý II/2020

(HBĐT) - Ban Quản lý các dự án ODA tỉnh đang làm chủ đầu tư dự án mở rộng Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đây là dự án đầu tư xây dựng mới và cung cấp trang thiết bị y tế cho 2 khối nhà khám chữa bệnh, sử dụng nguồn vốn ODA vay Quỹ Ả rập Xê út và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước, với tổng mức đầu tư 436,9 tỷ đồng.

Dồn lực để đẩy lùi dịch Covid-19

(HBĐT) - Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận trường hợp dương tính với Covid- 19. Tuy nhiên, số ca nghi ngờ đã lên tới trên 100 trường hợp. Hơn thế, tình hình dịch bệnh thế giới, trong nước đang hết sức phức tạp, đòi hỏi các địa phương phải căng mình phòng, chống đại dịch.

Sáng 17/4, không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, sẽ có 14 bệnh nhân ra viện trong hôm nay

Sáng 17/4, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, giữ nguyên tổng số 268 ca, sẽ có 14 bệnh nhân ra viện trong hôm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục