(HBĐT) - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), phương tiện tránh thai (PTTT) ở cả 3 kênh (miễn phí, tiếp thị xã hội, xã hội hóa) trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay giảm nhiều. Đây là thực tế đáng lo ngại trong lúc cần tiếp tục duy trì vững chắc mức sinh thay thế.


Phụ nữ độ tuổi từ 15 - 49 xã Phú Cường (Tân Lạc) hưởng ứng chiến dịch và trả tiền khi được cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa sức khỏe sinh sản.   

6 tháng đầu năm, toàn tỉnh thực hiện cung cấp dịch vụ KHHGĐ, PTTT cho 25.521 trường hợp, đạt 43,5% kế hoạch. Đáng chú ý,  trường hợp đặt dụng cụ tử cung giảm rất nhiều, chỉ còn 1.005 trường hợp, thực hiện 8,3% kế hoạch, giảm tới 50,1% so với cùng kỳ năm 2019. Theo đồng chí Nguyễn Thị Minh Phương, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ tỉnh, đặt dụng cụ tử cung là biện pháp tránh thai dài hạn, kinh tế, hiệu quả cao. Đồng thời, là biện pháp quan trọng giúp giảm tỷ lệ có thai ngoài ý muốn, giảm sinh, giảm các trường hợp sinh con thứ 3. Bởi lẽ đó, cần có các giải pháp cụ thể nhằm tăng tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai, nhất là đặt dụng cụ tử cung.

Vào những ngày đầu tháng 8, huyện Đà Bắc khởi động chiến dịch cung cấp dịch vụ KHHGĐ và xã hội hóa PTTT tại 3 điểm xã: Mường Chiềng, Tân Pheo, Tân Minh. Bên cạnh hoạt động tuyên truyền bằng hình thức hội nghị truyền thông về Đề án 818, huyện tổ chức hội nghị truyền thông điểm và cung cấp các dịch vụ KHHGĐ/CSSKSS tại 3 xã, mỗi cuộc thu hút hàng trăm lượt người dân, nhất là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản từ 15 - 19 tham gia. Ngay sau huyện Đà Bắc, một số địa phương như: Lạc Thủy, Yên Thủy, Tân Lạc cũng đã triển khai chiến dịch cung cấp dịch vụ KHHGĐ và xã hội hóa PTTT theo kế hoạch.

Đồng chí Hoàng Thị Thủy, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Xác định các hoạt động của chiến dịch là giải pháp quan trọng thúc đẩy, Ban chỉ đạo công tác dân số các cấp đã được kiện toàn, ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến dịch cung cấp dịch vụ  KHHGĐ và xã hội hóa PTTT năm 2020, tích cực chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ kinh phí để chiến dịch tại các địa phương đạt kết quả cao. Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Y tế các huyện, thành phố phát động chiến dịch đến các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của Ban chỉ đạo dân số huyện và hệ thống dân số từ huyện đến xã. Phối hợp với đơn vị cung cấp các sản phẩm của Đề án 818 T.Ư truyền thông về Đề án 818. Qua đó, chia sẻ, cung cấp những nội dung hoạt động thực hiện Đề án 818 trên toàn quốc và tại Hòa Bình, cung cấp kiến thức, kỹ năng truyền thông, kỹ năng tư vấn vận động đối tượng tự nguyện thực hiện hành vi tự chi trả cho các PTTT, hàng hóa và sử dụng dịch vụ KHHGĐ/CSSKSS. Ngoài ra, giới thiệu về các PTTT mới có trong Đề án 818, thảo luận về công tác xã hội hóa PTTT, hàng hóa SKSS/ KHHGĐ và các sản phẩm trong Đề án 818.

Đến thời điểm này, toàn tỉnh có 6/10 huyện, thành phố đã tham mưu, ban hành kế hoạch phát động chiến dịch cung cấp dịch vụ KHHGĐ và xã hội hóa PTTT, hàng hóa SKSS là: Tân Lạc, Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Sơn, Yên Thủy, Lương Sơn. 6 đơn vị đã triển khai hoạt động của chiến dịch gồm: Lạc Thủy, Kim Bôi, Tân Lạc, Đà Bắc, Yên Thủy và TP Hòa Bình. Chiến dịch tại các địa phương còn lại sẽ được triển khai từ nay đến hết tháng 9. Nhằm hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch về cung cấp dịch vụ KHHGĐ/CSSKSS năm 2020, đẩy mạnh truyền thông đến cộng đồng về công tác xã hội hóa các dịch vụ KHHGĐ/CSSKSS, thay đổi nhận thức, hành vi từ bao cấp, miễn phí sang tự chi trả khi sử dụng các dịch vụ dân số, tỉnh phấn đấu 100% huyện, thành phố, 70% xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai chiến dịch. Hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu về các trường hợp sử dụng các biện pháp tránh thai mới, trong đó, chú trọng chỉ tiêu đặt dụng cụ tử cung.    


Bùi Minh

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục