(HBĐT) - Theo số liệu thống kê từ Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), số lượng bệnh nhi phải nhập viện điều trị nội trú luôn rất đông. Trung bình từ 80-90 trẻ/ngày. Tuy nhiên, số liệu này còn có xu hướng tăng cao 20 – 30% vào những thời điểm chuyển mùa trong năm và khi thời tiết trở lạnh. Phần đông trong số đó là các bệnh về đường hô hấp và một số bệnh khác như tay chân miệng, tiêu chảy, quai bị.


Bệnh nhi được thăm khám, điều trị tại Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh).

Tăng cao các bệnh về đường hô hấp

Một số bệnh hô hấp thường gặp như: cúm, viêm phế quản biến chứng viêm phổi, viêm họng cấp…
Đối với bệnh cúm, trẻ thường bị từ 6-7 lần/năm, trong đó có khoảng 10-15% trẻ bị cúm nhiều hơn 12 lần/năm. Khi mắc cúm, trẻ thường có một số biểu hiện như: đau đầu, sốt nhẹ, mỏi cơ, chán ăn, nước mũi có thể rõ ràng lúc đầu nhưng sau đó thường trở nên đặc hơn và chuyển màu vàng hoặc xanh lá cây.
Bệnh lý phổ biến thứ hai trẻ dễ mắc là viêm phế quản biến chứng viêm phổi và thường hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Bệnh gặp nhiều hơn trên nền trẻ mắc cúm, sởi, ho gà. Triệu chứng thường gặp là ho, chảy nước mũi trong, sốt cao, ho ngày càng nhiều và khó thở, thở rít. Trường hợp nặng sẽ tím tái, lồng ngực bị rút lõm, cơn thở bị co kéo, khó khăn, thậm chí ngừng thở. Thông thường, trẻ sẽ khò khè khoảng 7 ngày. Sau đó giảm dần rồi khỏi hẳn.

Từ số liệu của Khoa Nhi cũng cho thấy, số trẻ nhập viện do viêm họng cấp cũng chiếm tỷ lệ đáng kể, khoảng 15-20% trẻ nằm viện. Các biểu điển hình như đau họng khi nuốt, khàn tiếng, mất giọng, ho và có thể kèm theo sổ mũi. Nguyên nhân thường do vi khuẩn, nhiều trường hợp do vi rút. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, viêm khớp, thậm chí dẫn tới biến chứng tại cơ tim và van tim.

Nguyên nhân và những điều cần lưu ý đối với bệnh mùa đông ở trẻ nhỏ

Hệ miễn dịch con người, đặc biệt ở trẻ nhỏ dễ suy yếu vào mùa đông, khi thời tiết chuyển lạnh sẽ là điều kiện thuận lợi để nhiều bệnh cùng tấn công. Nguyên nhân do khi lạnh, niêm mạc mũi họng không thể sưởi ấm cho luồng không khí như lúc bình thường. Không khí hít vào có nhiệt độ thấp làm hệ thống hô hấp hoạt động kém và dễ gây các bệnh mũi họng, nặng hơn là viêm tai giữa, viêm phổi. Ở trẻ nhỏ, do trọng lượng cơ thể nhẹ, khả năng sinh nhiệt để duy trì nhiệt độ cơ thể thấp nên càng dễ bị các biến chứng.

Bên cạnh đó, do hệ thần kinh và cơ chế điều chỉnh nhiệt của trẻ chưa hoàn chỉnh như người trưởng thành, các gia đình có trẻ nhỏ  không nên suy luận nhiệt độ của người lớn ra nhiệt độ của trẻ. Do đó, trong việc sử dụng điều hòa để giữ ấm cho trẻ cần hết sức lưu ý và tùy thuộc vào lứa tuổi của trẻ, kích thước của phòng và sức làm ấm của điều hòa. 

Để hạn chế cũng như phòng các bệnh mùa đông ở trẻ, các phụ huynh cần lưu ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh cơ thể, mũi họng trẻ thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Đối với trẻ lớn cần súc miệng nước muối hàng ngày. Ngoài việc mặc ấm cho trẻ cần đảm bảo không khí sạch, nhiệt độ và độ ẩm phù hợp, tránh tiếp xúc các nguồn lây nhiễm.

Đặc biệt, cần lưu ý giữ ấm cổ và tai. Đây là những bộ phận dễ gây mất nhiệt trên cơ thể, không để không khí lạnh tác động trực tiếp vào đường thở của trẻ. Hạn chế cho trẻ vận động ngoài trời khi lạnh hoặc mưa nhiều, thời tiết thay đổi nhiều trong ngày. Đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế uy tín gần nhất để được tư vấn và điều trị phù hợp. Tuyệt đối không nên tự ý mua và dùng thuốc, tránh nguy cơ phải nhập viện điều trị.

Đối với trẻ đi lớp, nếu trong lớp có trường hợp mắc bệnh dễ truyền nhiễm như chân tay miệng, cúm cần cho trẻ ở nhà, đi khám, tiêm phòng các loại vắc xin.


Bác sỹ CKI Ninh Duy Kiên
(Bệnh viện Đa khoa tỉnh)

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục