(HBĐT) - Năm 2020, tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm (NĐTP) trên địa bàn tỉnh là 0,9/100.000 dân, năm 2019 là 5,48/100.000 dân. Kết quả này cho thấy những nỗ lực của ngành Y tế cũng như các sở, ban, ngành liên quan trong việc triển khai các giải pháp phòng, chống NĐTP.



Trường TH&THCS Thịnh Lang, phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) thực hiện nghiêm túc việc lưu mẫu thức ăn bữa ăn bán trú của học sinh.

Toàn tỉnh hiện có 222 trường mầm non, 50 trường tiểu học, trường phổ thông có bậc tiểu học và hệ thống các trường PTDTBT, PTDTNT tổ chức cho học sinh ăn bán trú, với khoảng hơn 12 vạn suất ăn mỗi ngày. Đáng phấn khởi là năm 2020 cũng như nhiều năm gần đây, trên địa bàn tỉnh không xảy ra vụ NĐTP trong trường học. 192/222 trường mầm non đã xây dựng, duy trì hiệu quả mô hình vườn rau cho trẻ. Trong đó, khoảng 50% số trường cung cấp đủ rau xanh cho nhà trường, vừa tiết kiệm được kinh phí mua rau xanh, vừa phòng tránh được vấn đề NĐTP. Cùng với hệ thống các trường học, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh với hàng trăm bếp ăn tập thể đã thực hiện nghiêm túc quy định về phòng, chống NĐTP, nên chưa để xảy ra vụ việc đáng tiếc nào.

Đồng chí Hoàng Thị Thủy, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Ngành Y tế đã chủ động làm tốt công tác tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh có những chỉ đạo đúng đắn, kịp thời trong việc triển khai công tác ATTP năm 2020. Hoạt động truyền thông phong phú, đa dạng về hình thức, nội dung, phương thức, từ phương tiện thông tin đại chúng, áp phích, tờ rơi phát tận nhà, giúp người dân, cá nhân, tổ chức kinh doanh thực phẩm hiểu, thay đổi hành vi trong sản xuất, chế biến, tiêu dùng thực phẩm...

Công tác thanh, kiểm tra ATTP ngày càng được quan tâm. Các đoàn kiểm tra liên ngành lập kế hoạch cụ thể kiểm tra vào mỗi dịp lễ hội, Tết, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống... Trong năm 2020 đã thực hiện tốt việc đảm bảo ATTP cho các hoạt động lớn của tỉnh như: Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh lần thứ V; Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ 2…

Hoạt động quản lý nhà nước đối với các sản phẩm thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm được duy trì, đảm bảo tính nghiêm túc. Năm 2020, có 136 cơ sở được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 53 sản phẩm được cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm; 19 sản phẩm được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo; nhận và đăng tải thông tin 170 hồ sơ tự công bố sản phẩm lên trang thông tin điện tử Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Công tác phòng, chống NĐTP và kiểm soát mối nguy ô nhiễm thực phẩm được quan tâm thực hiện tốt. Trong năm qua đã lấy 2.491 mẫu thực phẩm thực hiện xét nghiệm, giúp kịp thời phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ ô nhiễm và NĐTP. Nhờ vậy, tỷ lệ mắc NĐTP trên địa bàn tỉnh năm 2020 giảm so với năm 2019.
Đồng chí Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết thêm: Năm 2021, công tác phòng, chống NĐTP, đảm bảo vệ sinh ATTP tập trung vào việc tăng cường bảo đảm ATTP bếp ăn tập thể, khu công nghiệp, trường học, phòng tránh ngộ độc thực phẩm do rượu. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức về ATTP, quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, an toàn; chú trọng đến đối tượng là hộ sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm.

Dương Liễu

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục