Đêm 15/2, UBND tỉnh Quảng Ninh có công văn hỏa tốc về triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu.

Chú thích ảnhKhai báo y tế, đo thân nhiệt trước khi ra, vào tỉnh Quảng Ninh. Ảnh minh họa: Văn Đức/TTXVN

Theo đó, từ 0 giờ ngày 16/2, người từ tỉnh ngoài vào Quảng Ninh phải thực hiện các quy định sau: Người đến Quảng Ninh từ toàn tỉnh Hải Dương và các ổ dịch khác thực hiện cách ly tập trung theo hình thức tự trả phí; các doanh nghiệp, cơ sở, đơn vị tự bố trí phương tiện đón người lao động về Quảng Ninh sau kỳ nghỉ Tết và tổ chức cho người lao động xét nghiệm COVID-19. Sau khi có kết quả âm tính mới được đi làm trở lại.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cá cơ quan nhà nước phải xét nghiệm COVID-19 và chỉ được đi làm trở lại khi có kết quả âm tính.

Các trường hợp đến Quảng Ninh từ các vùng không có dịch phải có giấy chứng nhận xét nghiệm COVID-19 âm tính trong giai đoạn từ 3 - 7 ngày trước khi vào tỉnh. Trường hợp không có giấy xét nghiệm phải thực hiện cách ly và theo dõi y tế tại nhà đủ 14 ngày.

Đối với người Quảng Ninh đi các địa phương khác thì được phép ra khỏi tỉnh, nhưng khi quay lại phải thực hiện các quy định như đối với người từ tỉnh ngoài vào Quảng Ninh.

Tại 12 chốt kiểm soát giáp với các tỉnh, thành phố, áp dụng toàn bộ khai báo điện tử; người qua lại phải xuất trình đủ chứng minh thư nhân dân, hoặc thẻ căn cước công dân hay giấy tờ tương đường kèm theo sổ hộ khẩu hoặc sổ đăng ký tạm trú.

Trước thông tin tỉnh Hải Dương thực hiện cách ly xã hội toàn tỉnh từ 0h ngày 16/2, tỉnh Quảng Ninh đã khuyến cáo: những người dân Quảng Ninh đang ở Hải Dương ở lại thực hiện nghiêm cách ly toàn xã hội ở Hải Dương, không di chuyển về Quảng Ninh. Những người cố tình về Quảng Ninh sẽ phải cách ly y tế tập trung (tự trả chi phí). Trong đó, nhiều trường hợp không thực thực hiện khuyến cáo, cố tình trở về Quảng Ninh đã bị lực lượng chức năng xử lý nghiêm.

Cụ thể, ngày 15/2, gia đình bà N.T.H (gồm: 2 vợ chồng và 2 còn, thường trú ở thôn 9, xã Hải Xuân, thành phố Móng Cái, Quảng Ninh) đi riêng của xe gia đình từ huyện Gia Lộc (Hải Dương) quay trở lại Móng Cái. Tối 15/2, thành phố Móng Cái đã quyết định đưa toàn bộ 4 người của gia đình bà N.T.H đi cách ly y tế tập trung, đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Tương tự, khoảng 16 giờ 30 phút, ngày 15/2, nữ công nhân làm việc tại Công ty Sumidenso (Khu công nghiệp Đại An, Cẩm Giàng, Hải Dương) là N.T.P.T (sinh năm 2020, trú ở xã Việt Dân, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh) đã cố tình vượt đò qua sông Kinh Thầy (thuộc địa phận phường Mạo Khê, thị xã Đông Triều).

N.T.P.T khai nhận đã thuê lái đò với giá 100 nghìn đồng để chở qua sông đến địa phận phường Mạo Khê. Vừa lên bờ và chờ người nhà đến đón, T đã bị tổ tuần tra phát hiện và đưa về Công an phường Mạo Khê để làm việc. N.T.P.T bị phạt 25 triệu đồng và bị cưỡng chế cách ly tự trả phí.


Theo TTXVN

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục