Thời gian tới, dịch COVID-19 ở Bắc Giang có thể lan rộng, Bộ Y tế khẳng định đã chuẩn bị lực lượng, hoàn toàn chủ động để hỗ trợ cho địa phương.


Khử khuẩn tại khu công nghiệp ở Bắc Giang, phòng dịch COVID-19.

Nâng cao năng lực điều trị, xét nghiệm

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tính đến trưa ngày 29/5, Bắc Giang đã ghi nhận 1.927 ca mắc COVID-19.

Ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang, cho biết: Tổng số F1 của tỉnh hiện là 15.863 trường hợp; số F2 là 65.850 trường hợp. Hiện ổdịch nóng nhất ở Bắc Giang là tại khu công nghiệp (KCN) Quang Châu. Từ khi xuất hiện cách đây 15 ngày, số ca dương tính tăng cao, diễn biến phức tạp. Đến nay, KCN này đã có 1.524 trường hợp F0. Đây là đợt dịch nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh.

Số ca mắc chủ yếu làcông nhân tại các KCN như: KCN Quang Châu, KCN Vân Trung, trong đó Công ty TNHH Hosiden Việt Nam vẫn chiếm số ca mắc nhiều nhất.

Đặc biệt, trong hai ngày ngày 27 và28/5, số ca mắc COVID-19 ở đây tiếp tục tăng ở mức cao do tỉnh đang tổng rà soát xét nghiệm lại số công nhân ở các thôn có nguy cơ cao (lần 3) và số F1 trong khu cách ly tập trung ở huyện Việt Yên.

Hiện Bắc Giang đã cách ly xã hội, giãn cách xã hội đối với 8/10 huyện, thành phố (trừ Sơn Động, Lục Ngạn) theo Chỉ thị 15 và 16.

Với sự hỗ trợ của Bộ Y tế và các địa phương, tỉnh đã nâng công suất xét nghiệm từ 14.000 mẫu đơn lên 20.000 mẫu đơn/ngày; tăng cường xét nghiệm tầm soát trong dân cư để đánh giá mức độ lây nhiễm cộng đồng.

Đến chiều 29/5, tỉnh Bắc Giang đã bố trí 13 khu điều trị cho bệnh nhân COVID-19 với tổng công suất 3.600 giường, tiếp tục khảo sát, chuẩn bị các cơ sở mới đáp ứng thêm khoảng 1.800 giường.

Bắc Giang cũng đã hoàn thành 1 đơn vị hồi sức tích cực (ICU) chăm sóc bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Phổi 50 giường và đang khẩn trương xây dựng thêm 1 trung tâm ICU tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang (100 giường) để điều trị bệnh nhân nặng.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang dự báo, trong những ngày tới, số lượng ca F0 có thể vẫn tiếp tục tăng do hiện nay tỉnh đang tập trung xét nghiệm lần 3, lần 4 tại các địa bàn trọng điểm, các đối tượng có nguy cơ nhiễm cao.

"Qua kết quả test nhanh, số lượng công nhân bị phơi nhiễm cao. Song các trường hợp F0 mới phát hiện chủ yếu đã được cách ly, theo dõi y tế. Các ca bệnh phát hiện trong cộng đồng cũng đã trong các khu vực cách ly, phong tỏa nên khó có khả năng lan rộng” ông Dương Văn Thái - Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang cho biết.

Bộ Y tế sẵn sàng mọi tình huống hỗ trợBắc Giang

Bắc Giang đã đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị để vận hành hồi sức tích cực chăm sóc bệnh nhân nặng (ICU) tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang dự kiến sẽ đưa vào hoạt động sau 3 ngày nữa.

Theo đó, hiện Bắc Giang thiếu trang thiết bị y tế và không đủ y bác sĩ chuyên ngành hồi sức; cần được hỗ trợ sinh phẩm, test kit nhanh và vật tư, hóa chất phòng chống dịch trong giai đoạn tiếp theo.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Giangcho biết: Hiện trên địa bàn tỉnh có 1.400 nhân viên y tế, sinh viên học sinh, các trường Đại họcykhoa, có lực lượng quân đội, công an tham gia mọi mặt trận chống dịch ở Bắc Giang.

Trong thời gian tới, dịch bệnhở Bắc Giang có thể lan rộng, Bộ Y tế khẳng định đã chuẩn bị lực lượng, hoàn toàn chủ động để hỗ trợ Bắc Giang. Sau lời hiệu triệu của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 27/5, đến nay có gần 26.000 sinh viên, giáo viên các trường y khoa đăng ký sẵn sàng lên đường.

Hiện Bộ Y tế đã điều độnghai bệnh viện lớn làBệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và Bệnh viện Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh) đang trực tiếp hỗ trợ Bắc Giang. Để thiết lập thêm đơn vị hồi sức tích cực tại Bệnh viện Tâm thần Bắc Giang với công suất 100 giường, Bộ Y tế sẽ điều nhân lực chuyên môn từ Bệnh viện Trung ương Huế ra hỗ trợ.

Theo Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang,hiện năng lực lấy mẫu, xét nghiệm của Bắc Giang đã đáp ứng nhu cầu; lực lượng lấy mẫu liên tục đi lấy mẫu hàng ngày.

Trong điều kiện nắng nóng khắc nghiệt 35-37 độ C, để đảm bảo sức khỏecho lực lượng cán bộ y tế, sinh viên hỗ trợ tại Bắc Giang, Bộ phận thường trực đặc biệt đã chỉ đạo để các lực lượng lấy mẫu xét nghiệm vào sáng sớm và chiều tối để đảm bảo sức khoẻ.

Theo Sở Y tế Bắc Giang,trong 2 ngày, tỉnh đã tiêm vaccine COVID-19 cho khoảng gần 4.500 công nhân, tổng nhu cầu công nhân và người lao động cần tiêm phòng là 100.000 người.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết: Dự kiến trong 7-10 ngày sẽ tiêm xong cho các trường hợp này, Bộ phận thường trực đặc biệt đã lên kế hoạch chi tiết, phân từng địa phương trong tỉnh. Nếu thiếu nhân lực tiêm vaccine, Bộ Y tế sẽ điều chuyển 1.000 sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai đã được tập huấn và sẵn sàng lên đường.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục