Ngay sau khi UBND TP. Hồ Chí Minh có đề nghị về việc áp dụng thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý TP. Hồ Chí Minh áp dụng có Dự lệnh Chỉ thị 16/CT-TTg.


 


Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát khu cách ly tại ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM (thành phố Thủ Đức) ngày 26/6/2021. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trên cơ sở diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, chủng virus mới Delta có tốc độ lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn với nhiều tình huống đặc thù chưa có tiền lệ, Thủ tướng yêu cầu Thường trực Thành uỷ Thành phố cần tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, kịp thời chỉ đạo cấp uỷ và chính quyền các cấp, căn cứ chức năng và nhiệm vụ được giao, bám sát tình hình dịch bệnh và đặc điểm của từng địa bàn để tổ chức triển khai kịp thời đúng quy định, hiệu quả trên tinh thần "có kế thừa, có đổi mới; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, hoàn thiện mở rộng dần; không cầu toàn, không nóng vội”, liên tục cập nhật thực tế diễn biến tình hình để chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực hiện; đồng thời tiếp tục rút kinh nghiệm bổ sung, hoàn thiện các quy trình, thủ tục phòng, chống dịch cho phù hợp với thực tiễn.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thành phố với tinh thần "Vừa chống dịch, vừa sản xuất", "Chống dịch để sản xuất, sản xuất để chống dịch”; chống dịch hiệu quả để nhanh chóng ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh nhưng cũng tạo thuận lợi tối đa để các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, nhà máy và cơ sở sản xuất... tiếp tục hoạt động, theo đó: Những nơi an toàn, đáp ứng yêu cầu, điều kiện phòng, chống dịch thì có thể tiếp tục cho tổ chức sản xuất, kinh doanh, trong đó khuyến khích phương án tạo điều kiện cho công nhân ăn nghỉ trong khuôn viên nhà máy, khu công nghiệp... với những yêu cầu cụ thể, phù hợp.

Đồng thời, Thành phố chủ động phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan, khẩn trương thống nhất phương án và tổ chức triển khai các giải pháp đồng bộ để hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc giao thông, vận tải hàng hoá giao thương giữa Thành phố với các địa phương, nhất là các tỉnh, thành phố trong khu vực.

Có kế hoạch cụ thể để bảo đảm cung cấp kịp thời nhu yếu phẩm thiết yếu cho Nhân dân trên địa bàn; tuyệt đối không để xảy ra trường hợp có người dân thiếu ăn, thiếu mặc...

Khuyến khích, tạo điều kiện để huy động có hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp của xã hội ngoài nhà nước tham gia phòng, chống dịch, nhất là sự ủng hộ, tham gia tích cực của Nhân dân, doanh nghiệp trong hoạt động mua sắm trang thiết bị, vaccine phòng, chống dịch, huy động các cơ sở vật chất khác, cơ sở lưu trú, khách sạn đủ điều kiện làm cơ sở cách ly.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và vận động để Nhân dân hiểu, bình tĩnh, chia sẻ và tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch an toàn, hiệu quả; kiên quyết xử lý nghiêm các hoạt động thông tin xuyên tạc, gây nghi ngờ, làm rối nội bộ, nhất là các hành vi, biểu hiện cực đoan, kích động. Chính phủ kêu gọi toàn dân phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc nhất là trong lúc khó khăn, ủng hộ, chia sẻ, hưởng ứng cùng cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.

Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế chủ động phối hợp, ưu tiên phân bổ vaccine sẽ về trong tháng 7 năm 2021 cho Thành phố, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức tiêm vaccine kịp thời, an toàn và hiệu quả.

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành có liên quan chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng chủ động phối hợp chặt chẽ với Thành phố trong quá trình triển khai các hoạt động phòng, chống dịch và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đời sống tối thiểu của Nhân dân.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương chủ động phối hợp chặt chẽ, hiệu quả; đồng thời chia sẻ trách nhiệm cảm thông với Thành phố: Trên cơ sở đề nghị của Thành phố, hỗ trợ Thành phố cả nguồn nhân lực và trang thiết bị phòng chống dịch; có phương án tiếp nhận các phương tiện giao thông vận tải, hàng hoá và người đến từ Thành phố bảo đảm đúng quy trình, thủ tục, yêu cầu về phòng, chống dịch.


Theo Báo Chính phủ

Các tin khác


8 trường hợp F1 tiếp xúc với ca dương tính tại Mỹ Đức (Hà Nội) đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh, ngày 6/7, trên địa bàn tỉnh đã truy vết được 8 trường hợp tiếp xúc gần với BN21331 tại Kinh Đào - An Mỹ - Mỹ Đức - Hà Nội (đã có kết quả  xét nghiệm âm tính lần 1). Hiện tại, 4 trường hợp đang được cách ly tập trung tại Ban CHQS TP Hòa Bình; 4 trường hợp đang được cách ly tại nhà (2 trẻ em dưới 5 tuổi, 1 người giám hộ và 1 người già yếu).

Kiểm tra công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 6/7, đoàn kiểm tra liên ngành Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh đã kiểm tra việc thực hiện pháp luật ATVSLĐ - PCCN tại Công ty CP Thương mại và Du lịch Kim Bôi và doanh nghiệp tư nhân VLXD Thanh Hồng (Kim Bôi).

Lãnh đạo Hà Nội: Chấn chỉnh ngay công tác phòng chống COVID-19

Hiện nhiều người dân còn chủ quan, lơ là, thậm chí có nơi còn coi thường các quy định phòng chống dịch; không đảm bảo giãn cách, thời điểm đóng cửa nhà hàng không nghiêm.

Huyện Lạc Thủy: Đảm bảo an toàn, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

(HBĐT) - Sau đợt kiểm tra, nhắc nhở vào cuối năm 2020, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống của chị Ng.T.Th tại chợ Chi Nê, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) đã khắc phục những yêu cầu của đoàn kiểm tra liên ngành về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Trong đợt kiểm tra vào trung tuần tháng 4/2021, cơ sở kinh doanh của chị được đánh giá cao về công tác đảm bảo VSATTP, những thiếu sót đã được khắc phục triệt để.

Sáng 6/7, Việt Nam có thêm 277 ca mắc mới COVID-19, 243.769 người đang cách ly

Tính từ 19 giờ ngày 5/7 đến 6 giờ ngày 6/7, Việt Nam có thêm 277 ca mắc mới COVID-19; cả nước đang có 243.769 người cách ly phòng dịch.

Chiều 5/7, Việt Nam thêm 527 ca mắc mới COVID-19, nâng số ca mắc trong ngày lên 1.102 ca

Từ 12 giờ 30 phút đến 19 giờ ngày 5/7, Việt Nam có 527 ca mắc mới COVID-19; riêng TP. Hồ Chí Minh 270 ca, Bình Dương 114 ca.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục