(HBĐT) - Sau đợt kiểm tra, nhắc nhở vào cuối năm 2020, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống của chị Ng.T.Th tại chợ Chi Nê, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) đã khắc phục những yêu cầu của đoàn kiểm tra liên ngành về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Trong đợt kiểm tra vào trung tuần tháng 4/2021, cơ sở kinh doanh của chị được đánh giá cao về công tác đảm bảo VSATTP, những thiếu sót đã được khắc phục triệt để.


Lực lượng chức năng huyện Lạc Thủy tuyên truyền, nhắc nhở hộ sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm.

Cũng như chị Ng.T.Th, nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm trên địa bàn thị trấn Chi Nê nói riêng và trên địa bàn toàn huyện nói chung đã tích cực khắc phục những thiếu sót, đảm bảo tốt nhất về VSATTP theo quy định mà các đoàn kiểm tra liên ngành về VSATTP huyện yêu cầu. Theo đồng chí Bùi Văn Tá, Trưởng phòng Y tế huyện, Lạc Thủy là địa bàn có điều kiện phát triển dịch vụ ăn uống; các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD), chế biến thực phẩm có phần tăng nhanh. Theo thống kê, hiện trên địa bàn toàn huyện có 772 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, SXKD thực phẩm. Trong đó, 115 cơ sở sản xuất thực phẩm (gồm vừa sản xuất vừa kinh doanh), 327 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 240 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 90 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Mặc dù có số cơ sở SXKD thực phẩm lớn, nhưng nhờ làm tốt công tác quản lý, đảm bảo VSATTP nên từ đầu năm đến nay, huyện không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào. Công tác quản lý Nhà nước về ATTP được tăng cường, hoạt động kinh doanh buôn bán, SXKD, chế biến thực phẩm được quản lý chặt chẽ. 

Năm 2020, toàn huyện thành lập 51 đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra 232 cơ sở SXKD, chế biến thực phẩm; phát hiện 64 cơ sở vi phạm, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính theo hình thức phạt tiền 22 cơ sở, cảnh cáo 5 cơ sở. 6 tháng đầu năm nay, mặc dù tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng với tinh thần "Đảm bảo ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong điều kiện bình thường mới”, riêng trong Tháng hành động về VSATTP, huyện thành lập 22 đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra được 16 cơ sở SXKD thực phẩm. Trong đó có 10 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 4 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 2 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Qua kiểm tra, 8/10 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 3/4 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 2/2 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố đạt tiêu chí đảm bảo VSATTP nhưng còn một số thiếu sót. Sau khi được nhắc nhở, các cơ sở đều đã khắc phục.

Để có được kết quả này, theo đồng chí Bùi Văn Tá là do huyện quan tâm đẩy mạnh các hoạt động đảm bảo VSATTP; cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính quyền địa phương vào cuộc trong công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về đảm bảo VSATTP. Trong 6 tháng đầu năm nay, toàn huyện tổ chức được 112 buổi tuyên truyền cho gần 3.500 lượt người tham dự, tổ chức 2 buổi tập huấn về đảm bảo VSATTP cho 120 người; phát trên 3.000 tờ rơi về đảm bảo VSATTP... Nhờ đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành các quy định về đảm bảo VSATTP của người dân trên địa bàn huyện. Đó cũng là điều kiện tiên quyết, yếu tố quan trọng để Lạc Thủy phòng ngừa, không để xảy ra mất VSATTP, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân ngay từ mỗi bếp ăn, từ khâu tuyển chọn, sản xuất, chế biến thực phẩm.

 Mạnh Hùng


Các tin khác


Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại

Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đang quyết liệt triển khai tiêm vắc xin phòng dại cho đàn chó, mèo. Đây là giải pháp quan trọng để phòng, chống bệnh dại khi bước vào mùa hè, tránh những cái chết thương tâm do bệnh dại gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục