(HBĐT) - Mới đây, Bộ Y tế đã có Quyết định số 3398/QĐ-BYT về việc phân bổ vắc xin phòng Covid-19 BNT16b2 Pfizer (Comiruaty) được cung ứng trong tháng 7/2021 đợt 8. Theo đó, tỉnh được phân bổ 5.850 liều, chia làm 4 đợt, đợt 1: 1.170 liều; đợt 2: 1.170 liều, đợt 3: 1.170 liều; đợt 4: 2.340 liều.


Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiêm phòng vắc xin Covid-19 AstraZeneka cho đối tượng thuộc diện được tiêm chủng.

340 nghìn liều vắc xin trong năm 2021, 640 nghìn liều vắc xin hết quý I/2022

Thực hiện chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 do Thủ tướng Chính phủ phát động, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch cụ thể về triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19. Theo đó, với mục tiêu lớn nhất là phòng, chống dịch (PCD) chủ động bằng việc sử dụng vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng nguy cơ và cho cộng đồng, tỉnh phấn đấu tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong năm nay (ước khoảng 340 nghìn người). Đến hết quý I/2022, phấn đấu trên 70% dân số được tiêm vắc xin phòng Covid-19 (ước khoảng 640 nghìn người). Chiến dịch tiêm chủng sẽ được triển khai tại tất cả xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh.

Theo kế hoạch, đối tượng tiêm chủng lần này là toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Trong đó, ưu tiên lực lượng tuyến đầu PCD và lực lượng phát triển kinh tế, người thuộc các nhóm nghề phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều người; người mắc bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi; người sinh sống tại các vùng có dịch, hộ nghèo và đối tượng chính sách xã hội.

Trao đổi về kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng đợt này, đồng chí Trần Thị Ái Hương, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho biết: Vắc xin được cấp 4 đợt tiêm lần này gồm 2 loại Pfizer và Moderna. Sự khác biệt và cũng là thuận lợi trong chiến dịch tiêm chủng lần này là ở công tác phân phối, cung ứng, vận chuyển, bảo quản vắc xin tiêm chủng. Theo đó, từ tháng 8/2021, việc vận chuyển, bảo quản vắc xin, phân phối về các địa phương có sự phối hợp của Bộ Quốc phòng và Bộ CHQS tỉnh.

Tiêm đến đâu phải an toàn đến đó

Đồng chí Trần Thị Ái Hương cho biết thêm: Vắc xin Pfizer và Moderna là 2 loại vắc xin có thời gian sử dụng ngắn hơn so với vắc xin Astra zeneka, cụ thể, thời gian sử dụng là 31 ngày tính từ thời điểm lấy khỏi kho bảo quản đông lạnh sâu và khoảng thời gian từ mũi tiêm thứ nhất đến mũi tiêm nhắc lại chỉ cách nhau 4 tuần. Chính vì vậy, theo kế hoạch, UBND tỉnh huy động hệ thống chính trị tham gia chiến dịch tiêm chủng, huy động tối đa lực lượng, bao gồm các cơ sở trong và ngoài ngành y tế, lực lượng công an, quân đội, tổ chức chính trị - xã hội hỗ trợ triển khai tiêm chủng. Với việc thời gian tiêm nhắc lại ngắn, ngành Y tế cũng đã tính đến phương án chia đôi số liều vắc xin, đảm bảo những đối tượng tiêm chủng trong kỳ tiêm được trả mũi đảm bảo trong khoảng thời gian quy định, đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo khẳng định của ngành Y tế, mọi quy trình tiêm chủng vẫn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình khám sàng lọc đối tượng trước khi tiêm, trong quá trình tiêm, theo dõi sau tiêm chủng theo Quyết định số 2995 của Bộ Y tế. Mới đây, Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn cập nhật hướng dẫn chẩn đoán điều trị Covid-19 và hướng dẫn xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin Covid-19. Ngành Y tế cũng đã triển khai và tiến hành tập huấn về tiêm chủng vắc xin cho tất cả cán bộ y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở. "Đối với các đợt tiêm, chúng tôi tổ chức khám sàng lọc trước tiêm chủng, đưa thông tin xem có thuộc đối tượng tiêm hay không. Sau khi sàng lọc tư vấn cho các đối tượng, cung cấp thông tin cho đối tượng bằng hình thức tờ rơi. Bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện các huyện, thành phố tổ chức các đội cấp cứu tại đơn vị và hỗ trợ các điểm tiêm chủng, đặc biệt với các xã vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, ít nhất có 1 đội cấp cứu lưu động tại mỗi điểm tiêm chủng. Trong thời gian tiêm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh dự phòng ít nhất 5 giường bệnh hồi sức tích cực để sẵn sàng xử trí trường hợp tai biến sau tiêm, đối với các cơ sở tiêm chủng khác, chúng tôi cũng bố trí phương tiện trang thiết bị y tế, phương án cụ thể hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp cần thiết, đảm bảo tiêm đến đâu, an toàn đến đó" - đồng chí Trần Thị Ái Hương nhấn mạnh.

Đồng chí Phó Giám đốc CDC tỉnh khuyến cáo, để việc tiêm chủng đạt hiệu quả, bản thân người tiêm cũng phải tìm hiểu đầy đủ thông tin, hiểu đúng và tuân thủ hướng dẫn của cán bộ y tế, phối hợp với ngành Y tế trong quá trình tiêm. Đặc biệt lưu ý việc theo dõi phản ứng sau tiêm, nhất là trong 24h đầu. Ngành Y tế cũng đã triển khai nền tảng quản lý tiêm chủng gồm 4 thành phần: Cổng thông tin tiêm chủng tại địa chỉ: https://tiemchungcovid19.gov.vn; hệ thống hỗ trợ công tác tiêm chủng; hệ thống phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, ứng dụng sổ sức khỏe điện tử, người dân hoàn toàn có thể tra cứu thông tin, đăng ký tiêm chủng và khai báo y tế trực tuyến.

Đ.H

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục