(HBĐT) - Ngày 28/7, Sở Tài chính ban hành Công văn số 1882/STC-QLNS về kinh phí chi trả những nội dung liên quan đến cách ly y tế.


Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19, Sở Tài chính có một số hướng dẫn cụ thể như sau:

- Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1/7/2021 của Chính phủ. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 147/KH-BCĐ, do vậy đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố khẩn trương triển khai rà soát các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, lập danh sách gửi các cơ quan được UBND tỉnh giao nhiệm vụ xác nhận, thẩm định. Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ thì đề nghị các đơn vị chi trả kịp thời cho các đối tượng thụ hưởng chính sách và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác trong quá trình tổ chức thực hiện.

-  Đối với người từ vùng dịch trở về địa phương: Theo yêu cầu phòng, chống dịch của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh thì những người về từ vùng dịch theo Thông báo của Bộ Y tế, người từ các địa phương có dịch đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 (tính từ ngày trở về) yêu cầu thực hiện cách ly tập trung 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm PCR ba lần (vào ngày đầu tiên, ngày thứ 7 và ngày thứ 13).

Trường hợp tự lựa chọn cách ly tại khách sạn, resort phải tự trả các chi phí quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 1 Nghị quyết số 16/NQ-CP.

Trường hợp cách ly tại cơ sở y tế, doanh trại quân đội, trường của quân đội, cơ sở khác do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chọn làm nơi cách ly tập trung chỉ phải trả tiền ăn theo mức 80.000 đồng/người/ngày cho cơ sở cách ly tập trung; còn các chi phí sau đây được ngân sách Nhà nước (NSNN) đảm bảo. Chi phí đưa đón từ cơ sở, địa điểm phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế tập trung. Chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2. Chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế tập trung (nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác), với tổng chi phí là 40.000 đồng/người/ngày (viết tắt là vật dụng thiết yếu).

Trường hợp người phải cách ly y tế tập trung là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định thì được NSNN hỗ trợ các chi phí quy định tại điểm b, khoản 5, Nghị quyết số 16/NQ-CP, bao gồm cả tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày.

Đối với những trường hợp điều trị nhiễm Covid-19 (F0) thì được hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày, thời gian hỗ trợ theo thời gian điều trị thực tế nhưng tối đa 45 ngày và được hỗ trợ chi phí đưa đón từ cơ sở, địa điểm phát hiện đối tượng đến nơi điều trị, chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2, vật dụng thiết yếu. 

Đối với những trường hợp thực hiện cách ly y tế (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì được hỗ trợ tiền ăn mức 80.000 đồng/người/ngày, thời gian hỗ trợ tối đa 21 ngày và được hỗ trợ chi phí đưa đón từ cơ sở, địa điểm phát hiện đối tượng đến cơ sở cách ly tập trung, chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2, vật dụng thiết yếu. 

Đối với trẻ em (người dưới 16 tuổi theo quy định của Luật Trẻ em) trong thời gian điều trị do nhiễm Covid-19 hoặc cách ly y tế được hỗ trợ thêm một lần mức 1.000.000 đồng/trẻ em. NSNN đảm bảo chi phí đối với các chi phí ngoài phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế và chi phí khám, chữa bệnh đối với trẻ em không có thẻ bảo hiểm y tế.

- Nguồn kinh phí thực hiện:

Đối với cấp tỉnh: Ngân sách tỉnh hỗ trợ toàn bộ. 

Đối với các huyện, thành phố: Sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách huyện và 10% kinh phí tiết kiệm thêm chi thường xuyên theo Quyết định số 1310/QĐ-UBND, ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh dự toán chi NSNN năm 2021. Trong trường hợp nhu cầu kinh phí vượt quá nguồn lực của địa phương thì đề nghị các huyện, thành phố tổng hợp nhu cầu kinh phí (cơ quan chi trả hoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu) gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh bổ sung kinh phí thực hiện.
Đề nghị các cơ quan đơn vị rà soát các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ đảm bảo công khai, minh bạch, không để trục lợi chính sách. Những nội dung khác không đề cập tại văn bản này thì áp dụng theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP; Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/QĐ-TTg.


P.V (TH)

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục