(HBĐT) - Từ 18h ngày 27/7, huyện Lương Sơn thực hiện giãn cách xã hội (GCXH) theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch (PCD) Covid-19. Đã qua gần 10 ngày thực hiện, nhìn chung Nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành quy định và siết chặt quản lý người ra, vào địa bàn.


Thực hiện nghiêm quy định "5K", cửa hàng thiết yếu tại xã Cư Yên (Lương Sơn) thiết lập dây giãn cách để đảm bảo phòng, chống dịch.

Những ngày này, định kỳ 2 tiếng 1 lần, xe truyền thông lưu động của Trung tâm VH-TT&TT huyện liên tục chạy trên các tuyến phố chính; loa phát thanh của xã, xóm phát các bản tin nhanh, chỉ đạo của Ban chỉ đạo (BCĐ) PCD Covid-19 tỉnh, huyện về tình hình dịch bệnh, công tác PCD Covid-19, quy định về khai báo y tế, cách ly tại nhà, "5K", GCXH theo Chỉ thị số 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ để nâng cao nhận thức của người dân về công tác PCD.

Tại khu vực xã Nhuận Trạch, Cư Yên, các cửa hàng thiết yếu mở cửa bình thường, tuy nhiên, không khó để nhận ra tất cả các quán đều thiết lập dây giãn cách khi bán hàng. Chị Nguyễn Thị Lan, tiểu thương tại xã Cư Yên cho biết: Thực hiện việc GCXH, gia đình chỉ bán thực phẩm cho người dân trong xóm, khách vãng lai rất ít. Để đảm bảo PCD, gia đình đã giăng dây quy định khoảng cách đối với khách mua hàng, yêu cầu đeo khẩu trang khi mua hàng. Các tổ Covid-19 cộng đồng cũng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, vì vậy, người dân tuân thủ nghiêm ngặt quy định về GCXH.

Tại UBND xã Cư Yên, thực hiện nghiêm về GCXH, UBND xã đã tiến hành phân luồng, giãn cách đối với người dân đến giao dịch tại bộ phận một cửa. Cụ thể, cử 1 cán bộ tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính rồi phân luồng và điều tiết theo từng tốp 2 - 3 công dân vào giải quyết thủ tục hành chính, tránh việc tụ tập đông người.

Đối với xã Hòa Sơn - địa bàn giáp ranh cài răng lược với nhiều xã của Xuân Mai (Hà Nội), các tổ Covid-19 cộng đồng liên tục tuần tra, kiểm soát và nhắc nhở người dân thực hiện nghiêm các quy định về GCXH. Anh Nguyễn Văn Thùy, người dân thôn Năm Lu cho biết: Là địa bàn phức tạp, giáp ranh Hà Nội, chúng tôi luôn ý thức dịch bệnh có thể thẩm thấu vào địa bàn từ chính những mối quan hệ hàng xóm, bên này Hòa Bình, bên kia đã là Hà Nội. Vì vậy, gia đình tôi thực hiện nghiêm việc GCXH, đi chợ theo lịch, không tụ tập và tuân thủ quy định "5K".

Là địa bàn giáp ranh Hà Nội, ngay từ đầu đợt dịch thứ 4, huyện Lương Sơn đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp PCD Covid-19, nhất là thực hiện nghiêm về giãn cách, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không phục vụ tại chỗ, không tụ tập đông người. Mới đây nhất, để PCD tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, UBND huyện đã ban hành Văn bản số 1413/UBND-KTHT yêu cầu UBND các xã, thị trấn, đơn vị quản lý chợ trên địa bàn thực hiện phân chia, sắp xếp lịch đi chợ cho người dân mua hàng hóa thiết yếu trong thời gian thực hiện GCXH. Trên địa bàn huyện hiện có 5 chợ dân sinh phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của người dân, gồm: Chợ trung tâm huyện ở thị trấn Lương Sơn, chợ Quán Trắng ở xã Liên Sơn, chợ Sồ ở xã Cao Dương, chợ Bến ở xã Thanh Cao, chợ Đồi Sim ở xã Thanh Sơn.

Chị Bùi Thị Phượng, tiểu khu 8, thị trấn Lương Sơn cho biết: Ngay khi có thông báo thực hiện GCXH, UBND huyện cũng đồng thời thông tin về việc đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người dân trên địa bàn, vì vậy, tôi không hoang mang lắm. Hiện nay, với việc đi chợ theo lịch 3 ngày 1 lần, tôi thấy đây là quyết định đúng đắn và cần thiết để PCD.

Ngày 2/8/2021, UBND huyện ban hành Văn bản số 1420/UBND-VP về việc tăng cường hơn nữa một số biện pháp PCD Covid-19, trong đó, yêu cầu người dân trên địa bàn huyện không được ra đường sau 21h - 5h hôm sau để thực hiện PCD. Cùng với đó, huyện tăng cường các chốt kiểm dịch, thường xuyên tuần tra, kiểm soát việc chấp hành các quy định thực hiện GCXH, xử lý nghiêm đối với trường hợp vi phạm; tăng cường hơn nữa việc phối hợp quản lý, kiểm tra tại các chốt kiểm soát trên địa bàn, tuyệt đối không để người vào địa phương khi không đảm bảo quy định về PCD.


Đinh Hòa


Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục