(HBĐT) - Kiểm soát chặt chẽ người ra, vào địa bàn đang là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của huyện Lương Sơn hiện nay.


Xe Trung tâm Y tế huyện Cao Phong đón người dân tại chốt kiểm soát phòng chống dịch quốc lộ 6, xã Hòa Sơn (Lương Sơn).

Là địa bàn tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, nơi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và căng thẳng. Để bảo vệ sức khỏe Nhân dân, ngăn chặn dịch Covid-19 không xâm nhập vào địa bàn, huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo kịp thời. Trong đó, việc kiểm soát chặt người ra vào địa bàn, nhất là người từ Hà Nội về, đi qua địa bàn huyện là nhiệm vụ tiên quyết.

Ghi nhận tại chốt kiểm soát phòng, chống dịch (PCD) quốc lộ 6, xã Hòa Sơn vào chiếu tối 7/8, các phương tiện qua lại đều bị siết chặt hơn. Tất cả các trường hợp đi từ địa bàn Hà Nội về không có đầy đủ giấy tờ theo quy định đều không được vào huyện. Chỉ có các phương tiện, gồm: Xe cấp cứu, xe của lực lượng công an, quân sự làm nhiệm vụ, xe chở thiết bị y tế phục vụ khám,chữa bệnh có giấy xác nhận, xe chở hàng luồng xanh có giấy xét nghiệm theo quy định mới được đi qua chốt. Thiếu tá Nguyễn Ngọc Tuấn, cán bộ Đội Cảnh sát giao thôngđường 6 (Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh) cho biết: Trong quá trình làm việc tại chốt có rất nhiều người là lao động tự do ở Hà Nội đi bộ qua chốt để về Hòa Bình và các tỉnh Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, gần như họ không có một loại giấy tờ nào theo yêu cầu, lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt đã phải xem xét, tổ chức xét nghiệm nhanh cho các trường hợp là người Hòa Bình, sau đó liên hệ với các huyện, thành phố bố trí xe xuống đón công dân về tổ chức cách ly theo quy định. Riêng đối với các trường hợp là người ở các tỉnh khác nếu không đáp ứng yêu cầu PCD sẽ kiên quyết không cho qua chốt vào địa bàn.

Ngồi đợi xe của huyện xuống đón, anh Bùi Văn Thanh cùng 5 người khác ở xã Phú Cường (Tân Lạc) chia sẻ: Tôi cùng bạn bè xuống Hà Nội làm công nhân xây dựng ở huyện Gia Lâm. Trong 15 ngày thực hiện giãn cách không có việc làm, hết tiền ăn, ở, chủ thuê cũng khó khăn nên sau khi Hà Nội tiếp tục có văn bản kéo dài thời gian giãn cách đến ngày 23/8, vẫn biết giờ trở về địa phương là vi phạm chỉ đạo của Chính phủ. Tuy nhiên, tôi và mọi người trong đoàn vẫn quyết định đi bộ gần 50 km để về. Nhờ có sự liên hệ của huyện Lương Sơn mà huyện Tân Lạc đã bố trí xe xuống đón về quê.

Không chỉ có huyện Tân Lạc, trong ngày cũng đã có các huyện như: Lạc Sơn, Cao Phong, Kim Bôi tổ chức đón người dân của mình về quê thực hiện cách ly theo quy định.

Để hạn chế tình trạng người dân ở các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình rời khỏi Hà Nội đi theo các tuyến đường giao thông qua địa bàn huyện Lương Sơn để trở về quê, việc này làm ảnh hưởng đến tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản chỉ đạo; cụ thể, tại Công điện số 1063/CĐ-TTg, ngày 31/7/2021 có nhấn mạnh "ai ở đâu ở đấy” và lao động các địa phương có trở về quê thì phải yêu cầu các tỉnh, thành phố tổ chức đón đảm bảo theo quy định. UBND huyện Lương Sơn đã có Văn bản số 1478/UBND-VP, ngày 7/8/2021 gửi UBND các huyện: Mỹ Đức, Chương Mỹ, Quốc Oai (Hà Nội) đề nghị siết chặt quản lý tại các chốt, không để người dân đi lại, gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch của các địa phương.

Cùng với đó, huyện chỉ đạo các xã giáp ranh với Hà Nội tiến hành rào chặt tất cả các đường mòn, lối mở đi vào địa bàn, chỉ lập và duy trì hoạt động 14 chốt kiểm soát trên các tuyến đường chính vào huyện.

Sau khi siết chặt quản lý người và phương tiện ra vào địa bàn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, tại các chốt kiểm soát PCD xuất hiện một số người dân đi bộ, đi xe máy đến các điểm chốt để trao đổi hàng hóa, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh, xã Hòa Sơn đã thành lập tổ công tác thường xuyên bám sát, kiểm tra địa bàn để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về PCD. "Chỉ trong chiều 7/8, tại chốt kiểm soát dịch quốc lộ 6, tổ công tác của xã Hòa Sơn đã lập biên bản xử lý6 trường hợp vi phạm; tổ Covid-19 cộng đồng thôn Năm Lu cũng xử phạt 3 trường hợp vi phạm giờ giới nghiêm" - đồng chí Nguyễn Đình Hiến, Chủ tịch UBND xã Hòa Sơn cho biết.

Với phương châm "chống dịch như chống giặc", kiên quyết không để "chặt ngoài, lỏng trong”; huy động cả hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị tại cơ sở cùng vào cuộc, duy trì thực hiện các biện pháp PCD; khóa chặt, kiểm soát tốt người vào địa bàn... Bằng cách làm đó, huyện Lương Sơn đang khống chế có hiệu quả dịch Covid-19, không để dịch bệnh xâm nhập, bùng phát trên địa bàn huyện.


 

Thanh Hoàn
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Lương Sơn)

 


Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục